Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HỌC ĐẢO THƯ PHÁP VIỆT NAM ONLINE

Trước hết cần hiểu ĐTP Việt chỉ là một trong nhiều cách viết trong Nghệ thuật thư pháp chữ Việt, vì vậy nó bình đẳng với mọi cách viết khác. Bất cứ cộng đồng nào trên thế giới có chữ viết đều có thể có cách viết như thế này
Thứ hai – trong lớp này chúng ta chỉ học ĐTP Việt nam.
Thứ ba – ĐTP Việt nam dựa trên nền tảng chung của mọi Nghệ thuật thư pháp trên thế giới – đó là Nghệ thuật tạo hình. Trong quá trình học tập, không bao giờ có ý nghĩ cố gắng viết cho giống bất kỳ thể loại thư pháp nào, nhất là thư pháp Hán. Nói như thế không có nghĩa là không học tập những cái hay của các thể loại khác, nhưng phải áp dụng những điều học được một cách sáng tạo trên nền tảng Nghệ thuật tạo hình.
Cuối cùng, chỉ có thể học và phát triển ĐTP Việt nam thành công nếu nhất trí định nghĩa : NGHỆ THUẬT THƯ PHÁP LÀ NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH CON CHỮ BẰNG CÁCH VIẾT. 
Mọi quan niệm sai lệch với 4 điều nói trên sẽ dẫn tới thất bại trong học tập.
YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC
1. Phải xác định mục đích học tập rõ ràng. Học để cho biết, cho vui, để rèn tâm tính hay để sáng tác. Nếu học để sáng tác thì người học phải có căn bản về nghệ thuật tạo hình, chí ít phải có năng khiếu về thẩm mỹ. Ngoài mục đích đó, ai học cũng được.
2. Phải kiên nhẫn, không nóng vội đốt cháy giai đoạn. Phải khiêm tốn, thực sự cầu thị, biết lắng nghe và có quyết tâm rèn luyện
3. Tự trọng và tôn trọng mọi người
4. Không phải trả bất cứ khoản kinh phí nào cho việc học tập

CÁC BƯỚC HỌC TẬP CHỦ YẾU
1. Tham khảo các bức ĐTP trên net và có những nhận xét nghiêm túc cho riêng mình. Đọc bài “Đảo thư pháp và các yếu tố tạo hình trong chữ Việt” trong trang Phạm Đức Nhuận hoặc trong www.home.thuhoavn.com để hiểu một cách khái quát về ĐTP Việt nam
2. Tập viết chữ Việt ngược theo hàng dọc, từ trên xuống bằng bất kỳ loại bút nào (nên dùng phấn, các loại bút cứng trước tiên) cho thật thành thạo đến mức nhanh như viết xuôi.
3. Dùng bút lông tập viết từng chữ cái với càng nhiều phương án càng tốt
4. Tập ráp các chữ cái thành từng từ hoàn chỉnh
5. Tập ghép các từ thành cụm từ
6. Tập ghép các từ thành một câu hoặc một đoạn văn, thơ
7. Tập bố cục tác phẩm thư pháp
8. Tập viết theo chủ đề
9. Tập bình luận tác phẩm
10. Sáng tác tự do theo ý mình
PHƯƠNG THỨC HỌC ONLINE
Học theo phương thức HỎI – ĐÁP trực tiếp, cụ thể:
Nêu các vấn đề minh quan tâm hay các câu hỏi cần giải đáp hoặc các bài tập luyên của mình lên mục STATUS của trang Phạm Đức Nhuận trên facebook. Mọi người có thể tham gia trả lời hoặc bình luận với nhau. 
Cách học như vậy sẽ phù hợp với mọi đối tượng, mọi hoàn cảnh học viên.


Tác giả: Thầy Phạm Đức Nhuận

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Triển lãm Thư pháp Việt- Kết Nối Yêu Thương- NVHTN

(Dân trí) - Từ 29/5 - 6/6, tại Nhà Văn hóa Thanh Niên TPHCM tổ chức triển lãm thư pháp với chủ đề: “Kết nối yêu thương” với mục đích mang những giá trị tốt đẹp vốn có của nghệ thuật thư pháp chữ Việt đến với cộng đồng.

Đây là Triển lãm lần thứ 2 của CLB Thư pháp Nét Việt của NVH Thanh Niên TPHCM trong năm 2013, có sự kết hợp với các loại hình nghệ thuật: hội họa, điêu khắc, tranh thư pháp.
Với hơn 150 tác phẩm triển lãm của 39 thành viên CLB và các tác giả khách mời từ Huế - Đà Nẵng - Nha Trang - Cần Thơ - TP.HCM, các tác phẩm này mang đến những gam màu đầm ấm, đầy chất thi vị của thơ ca, của bút pháp và đường nét ấn tượng từ các nghệ sĩ, thể hiện khát vọng của tuổi trẻ luôn hướng về nguồn cội, hướng về những giá trị thiết thực đầy tính nhân văn và góp phần gìn giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc.

150 tác phẩm phẩm được trưng bày tại tiền sảnh của Nhà văn hóa Thanh Niên từ nay đến 6/6
150 tác phẩm phẩm được trưng bày tại tiền sảnh của Nhà văn hóa Thanh Niên từ nay đến 6/6

Bạn trẻ thích thú được ông đồ tặng chữ

Bạn trẻ thích thú được ông đồ tặng chữ
Triển lãm “Kết nối yêu thương” là một sân chơi bổ ích, lành mạnh, giàu trí tuệ cho giới trẻ nói riêng và những người yêu thư pháp nói chung, nhằm nỗ lực mang những giá trị tốt đẹp vốn có của nghệ thuật thư pháp chữ Việt đến với cộng đồng. Anh Hoa Nghiêm, chủ nhiệm CLB Thư pháp Nét Việt cho biết: "Đây là một trong những hoạt động của câu lạc bộ nhằm tôn vinh những giá trị trong cuộc sống. Trong dịp này, anh em thư pháp tại nhiều tỉnh được hội ngộ, chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau. Công việc của ông đồ không chỉ là viết chữ mỗi dịp xuân về, chúng tôi muốn hoạt động của mình phải mang hơi thở cuộc sống".
Hướng đến

Hướng đến ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, tác giả Hoa Nghiêm gợi lòng trắc ẩn về trẻ em có hoàn cảnh bất hạnh “Em đào em bới, em xới em moi, Đống cặn bã của giàu sang nhung lụa…”

Hai chữ mẹ, cha được kết bằng những hạt gạo, trên mỗi hạt gạo là những chữ yêu, thương
Hai chữ "mẹ, cha" được kết bằng những hạt gạo, trên mỗi hạt gạo là những chữ "yêu", "thương"



Một số tác phẩm khác tại triển lãm "Kết nối yêu thương":
Hồng Nhung

Thư pháp ÁI DIỆP

Hồng Nhung

Thư pháp HỮU ĐỨC

Hồng Nhung

Thư pháp MINH HOÀNG

....
Hồng Nhung
Nguồn: Dân Trí