Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

Sài Gòn: “Anh đồ”, "em Đồ" vào mùa cho chữ

Ở Sài Thành, những "ông Đồ" ngồi ở các phố cho chữ rất trẻ, có khi chỉ là cậu thiếu niên. Nhưng nét bút thì cũng khi mềm mại, khi rắn rỏi không thua kém các cụ đồ già.

“Đồ nhí” Xuân Thành chăm chút những nét chữ để gửi tặng khách du xuân.
Nếu như Hà Thành có những ông Đồ ngồi cho chữ vào những ngày Tết thì Sài Thành cũng có những con phố cho chữ. Tuy nhiên, ở đây không phải là ông Đồ mà là những “anh Đồ”, "em Đồ" với độ tuổi chỉ chạc đôi mươi. Dù vậy nhưng những nét chữ của các thầy Đồ này cũng chẳng thua kém gì các ông đồ già.
Đang học lớp 9 (trường THCS Gò Vấp, quận Gò Vấp), Võ Tuấn Xuân Thành cũng “Bày mực tàu giấy đỏ / trên phố đông người qua”. Đam mê viết chữ, đặc biệt là thư pháp, Thành đã tự học viết những nét chữ đầu tiên từ khi còn học lớp 2.  Sau 7 năm tôi luyện, năm nay “đồ nhí” Xuân Thành cũng đã cho chữ người du xuân.
Ngoài Thành, trên phố ông đồ Phạm Ngọc Thạch, quận 1, cũng có rất nhiều “anh đồ” là học sinh, sinh viên. Khoa, sinh viên Đại học Mỹ Thuật, thay vì về quê ăn Tết thì lại ra phố cho chữ. Ngoài mục đích mang lại niềm vui cho mọi người khi Tết đến thì đây cũng là dịp để Khoa kiếm thêm thu nhập cho học tập.
“Anh Đồ” Khoa cũng dành những nét chữ của mình tặng cho các em nhỏ.
Mỗi nét chữ là mỗi câu chúc của các “anh Đồ” đến du khách.
Những ly trà, câu chuyện của con chữ được nhiều “anh Đồ” giữ lại trong dịp tết đến xuân về.
Tranh thủ khi đi công việc, chị Vân cũng ghé qua xin con chữ dịp xuân.
Các bạn trẻ cũng tranh thủ chụp những tấm ảnh với giấy đỏ, mực tàu để lưu lại kỷ niệm ngày xuân.
Phố Ông Đồ Phạm Ngọc Thạch sẽ mở cửa chào đón du khách từ 20 đến 30 tháng chạp.
Lê Thạch

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

Xuân Thành thư pháp- Ông đồ nhí của Phố ông đồ TẾT VIỆT 2014

Tham gia Phố ông  đồ lần này, Thành với mong muốn học hỏi là chính. Trước là tạo sự can đảm và tự lập trước đám đông và làm chủ ngọn bút trước công chúng, hai là muốn góp 1 phần sức mình vào lễ hội văn hóa này của người Việt...


Xuân Thành đang múa bút  tặng chữ cho khách hàng

Xuân Thành thư pháp

"Ông đồ nhí" của phố ông đồ

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

Gặp ông đồ “nhí” học lớp 9 trên phố ông đồ Giáp Ngọ


Dân trí) - Ông đồ “nhí” Võ Tuấn Xuân Thành đang là học sinh lớp 9 trường THCS Gò Vấp. Không chỉ viết thư pháp, cậu bé còn biết vẽ tranh, ca hát… và mơ ước trở thành kiến trúc sư trong tương lai.

Ngày 19/1, hai phố ông đồ tại Nhà văn hóa Thanh Niên và Cung văn hóa Lao Động chính thức khai mạc, mở đầu cho chuỗi hoạt động lễ hội tết Giáp Ngọ tại TPHCM. Cả hai phố quy tụ gần 100 đôi tay tài hoa đến từ nhiều tỉnh thành, cùng nhau đem nét xuân cổ truyền về với thành phố mang tên Bác.
Đặc biệt, phố ông đồ năm nay tại Nhà văn hóa Thanh Niên có sự góp mặt của ông đồ “nhí” Võ Tuấn Xuân Thành đang là học sinh lớp 9. Đam mê thư pháp chữ Việt từ thuở bé, Xuân Thành đã có 7 năm trau dồi bút mực. Nét chữ của ông đồ nhí cũng được các đàn anh đánh giá cao, thể hiện sự sáng tạo không ngừng của một cây bút trẻ.
Ông đồ nhí Xuân Thành là nghệ sĩ thư pháp nhỏ tuổi nhất phố ông đồ năm nay
Ông đồ "nhí" Xuân Thành là nghệ sĩ thư pháp nhỏ tuổi nhất phố ông đồ năm nay
Đã có 7 năm luyện chữ nên nét bút của Xuân Thành rất thành thục, uyển chuyển
Đã có 7 năm luyện chữ nên nét bút của Xuân Thành rất thành thục, uyển chuyển
Đã có 7 năm luyện chữ nên nét bút của Xuân Thành rất thành thục, uyển chuyểnKhông chỉ viết chữ, vẽ tranh, em học sinh Võ Tuấn Xuân Thành của lớp 9/3 trường THCS Gò Vấp còn nhiều tài lẻ khác như: ca hát, diễn văn nghệ, thiết kế blog...
Xuân Thành hiện đang là thành viên của CLB Thư pháp Nhà văn hóa Thanh Niên và CLB Thư họa Tân Bình, từng tham gia vài chương trình biểu diễn thư pháp trong năm. Xuân Thành hồn nhiên chia sẻ: “Em rất vui khi được mọi người gọi là “ông đồ nhí”. Hơi tiếc là em giữ danh hiệu này trong một vài năm thôi, sau đó sẽ có các ông đồ nhí khác thay thế em”.
Phố ông đồ năm nay ngoài việc gia tăng số lượng nghệ sĩ thư pháp còn trưng bày nhiều sản phẩm thú vị như: thư họa chữ "ngựa" - chữ "mã", thư pháp tiếng Anh, tranh thư pháp bằng gạo lứt... 
Tối 19/1, Lễ hội tết Việt Giáp Ngọ 2014 chính thức khai mạc với màn biểu diễn của hơn 30 ông đồ
Tối 19/1, Lễ hội tết Việt Giáp Ngọ 2014 chính thức khai mạc với màn biểu diễn của hơn 30 ông đồ

Ngay trong ngày khai mạc, phố ông đồ đã đón tiếp rất đông khách tham quan đến chụp ảnh, mua tranh
Ngay trong ngày khai mạc, phố ông đồ đã đón tiếp rất đông khách tham quan đến chụp ảnh, mua tranh
Ngay trong ngày khai mạc, phố ông đồ đã đón tiếp rất đông khách tham quan đến chụp ảnh, mua tranh
Cụ đồ Mai Trợ (83 tuổi) đến từ Quảng Nam là người viết thư pháp chữ Hán Nôm duy nhất tại phố ông đồ 
Ngay trong ngày khai mạc, phố ông đồ đã đón tiếp rất đông khách tham quan đến chụp ảnh, mua tranh
Xuân Giáp Ngọ nên hình ảnh chú ngựa không thể thiếu trên phố ông đồ. Rất nhiều bức tranh vẽ ngựa cùng dòng chữ "Mã đáo thành công". Đặc biệt, khán giả rất thích thú khi bắt gặp một số bức thư họa độc đáo về hình ảnh con ngựa đầy tính sáng tạo.
Ngay trong ngày khai mạc, phố ông đồ đã đón tiếp rất đông khách tham quan đến chụp ảnh, mua tranh

Ngay trong ngày khai mạc, phố ông đồ đã đón tiếp rất đông khách tham quan đến chụp ảnh, mua tranh
Không chỉ sử dụng bút lông, các nghệ sĩ còn dùng bút lửa (ngòi bút nóng đỏ làm cháy sém mặt gỗ tạo thành hình ảnh) và bút lược (mẩu tre có khắc răng lược tạo những nét song song với nhau)
Một bức thư pháp được ghép tỉ mỉ từ hàng ngàn hạt gạo lứt
Một bức thư pháp được ghép tỉ mỉ từ hàng ngàn hạt gạo lứt

Gian hàng của chị Kim Yến - một cô giáo dạy Anh văn có phục vụ viết thư pháp ngoại ngữ
Gian hàng của chị Kim Yến - một cô giáo dạy Anh văn có phục vụ viết thư pháp ngoại ngữ
Anh bạn người Hà Lan yêu mến thư pháp Việt đến phụ giúp chị Kim Yến quản lý gian hàng
Anh bạn người Hà Lan yêu mến thư pháp Việt đến phụ giúp chị Kim Yến quản lý gian hàng
Không chỉ tham gia các phố ông đồ, các nghệ sĩ thư pháp còn biểu diễn theo đơn đặt hàng của các cơ quan, xí nghiệp... Ông đồ Dương Minh Hoàng nhận xét: "Tranh thư pháp năm nay được lựa chọn ngày càng nhiều cho công việc trang trí nhà cửa, trường học, công sở. Nhiều nhất là các dòng sản phẩm về câu đối thư pháp Việt. Số lượng công ty đặt show ông đồ khá hơn năm ngoái nhưng chi phí dành cho các show giảm đi chứ không tăng, điều này do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc thư pháp chữ Việt ngày càng được ưa chuộng là tín hiệu vui đối với nghệ sĩ thư pháp cũng như những người yêu mến nét đẹp cổ truyền".
Ngày càng nhiều cơ quan, công ty mời ông đồ biểu diễn trong các chương trình mừng xuân mới. 
Ngày càng nhiều cơ quan, công ty mời ông đồ biểu diễn trong các chương trình mừng xuân mới. 
Hồng Nhung
Theo Báo dân trí

Phố ông đồ rộn rã khai hội xuân ở TP HCM

[Từ bài báo mới nhất của citinews.net]

Phố ông đồ rộn rã khai hội xuân ở TP HCM

Ông đồ cho chữ, nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết vừa mở đầu lễ hội mùa xuân tại khu vực Nhà văn hóa Thanh niên và Cung Lao động, TP HCM.

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

TPHCM có 150 ông đồ sẽ xuống phố tết Giáp Ngọ

Từ xuân 2007 Phố ông đồ tại NVH Thanh Niên TPHCM chính thức xuất hiện ngay mặt tiền đường Phạm Ngọc Thạch với tên gọi “Ông đồ xuống phố”. Xuân 2008, Phố ông đồ thứ 2 xuất hiện tại Cung văn hóa Lao Động TPHCM. Đây là 2 Phố ông đồ thu hút nhiều nhà thư pháp tham gia nhất, đến nay riêng 2 phố này có khoảng 100 ông đồ.
 
Các ông đồ còn lại tham gia vào các hội hoa xuân như: đường hoa Nguyễn Huệ, hội hoa xuân Tao Đàn, CLB Văn hóa - TDTT Nguyễn Du (quận 1), Trung tâm Thể dục Thể thao quận 10 (đường Thành Thái)... và một số hội hoa xuân thuộc các quận huyện của TPHCM.
 
Nghệ sĩ thư pháp Hoa Nghiêm - Chủ nhiệm CLB Thư pháp Nét Việt, NVH Thanh Niên TPHCM cho biết: “Năm nay, số lượng ông đồ xuống phố là khoảng 150 người. Hầu như mỗi năm đều tăng khoảng 10 ông đồ, và ngày càng nhiều Phố ông đồ được tổ chức tại trung tâm văn hóa các quận, huyện… cho thấy sự lan tỏa của
thư pháp quốc ngữ đến với công chúng ngày càng gần gũi, sâu rộng hơn”
 

TPHCM có 150 ông đồ sẽ xuống phố tết Giáp Ngọ
Đầu năm 2007 - Phố ông đồ đầu tiên được tổ chức chính quy tại mặt đường Phạm Ngọc Thạch phía trước Nhà văn hóa Thanh Niên TPHCM do nghệ sĩ thư pháp Lưu Thanh Hải sáng lập và cùng tổ chức với CLB Nét Việt.
 
Phố ông đồ ngày càng hoành tráng, rực rỡ hơn (ảnh Phố ông đồ xuân Quý Tỵ 2013)
Phố ông đồ ngày càng hoành tráng, rực rỡ hơn (ảnh Phố ông đồ xuân Quý Tỵ 2013)
Đặc biệt, triển lãm “Xuân hạnh ngộ” tại Nhà văn hóa Thanh Niên (từ ngày 2-7/1/2014) là cột mốc đánh dấu 15 năm phát triển phong trào thư pháp tại TPHCM. Triển lãm là dịp để các nhà thư pháp gặp gỡ, mang những tác phẩm tâm đắc giao lưu, cùng nhìn lại một chặng đường phát triển phong trào thư pháp TPHCM trong thời gian qua.
140 tác phẩm triển lãm với phong cách rất riêng của từng tác giả, chất liệu và gam màu thể hiện phong phú, đầy chất thi vị của thơ ca, bút pháp và đường nét ấn tượng, mang đến cho khán giả những cái nhìn và sự cảm nhận về thư pháp một cách sâu sắc, hướng về những giá trị thiết thực đầy tính nhân văn, và góp phần gìn giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc.  

Phố ông đồ ngày càng hoành tráng, rực rỡ hơn (ảnh Phố ông đồ xuân Quý Tỵ 2013)
Chân dung Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp (thư họa Quốc Trọng)
  
Phố ông đồ ngày càng hoành tráng, rực rỡ hơn (ảnh Phố ông đồ xuân Quý Tỵ 2013)
“Thượng phương bảo kiếm” với hình ảnh chữ tâm tạo thành thanh gươm, hàm ý cái tâm chính trực, cổ vũ cho chính nghĩa, diệt gian trừ bạo (tác giả Hoa Nghiêm)
 
Một chữ Tết độc đáo (thư họa Nguyễn Thiên Chương)
Một chữ "Tết" độc đáo (thư họa Nguyễn Thiên Chương)
 
Cành đào thắm đỏ lộc xuân (tác phẩm Lộc - Minh Hoàng)
Cành đào thắm đỏ lộc xuân (tác phẩm "Lộc" - Minh Hoàng)
 
 Bạch liên khai tâm (tác giả Đức Cường)
"Bạch liên khai tâm" (tác giả Đức Cường)
 

Một chữ tâm khác với tạo hình lá bồ đề (tác giả Nguyễn Quý)
Một chữ tâm khác với tạo hình lá bồ đề (tác giả Nguyễn Quý)

NGUỒN: DÂN TRÍ- HỒNG NHUNG

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Triển lãm thư pháp XUÂN HẠNH NGỘ- 15 Năm một chặng đường

Vừa qua, tại Nhà Văn Hóa Thanh Niên Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra buổi khai mạc triển lãm thư pháp Việt với chủ đề: XUÂN HẠNH NGỘ. Đây là cuộc triển lãm đánh cột mốc 15 năm chặng đường trong phong trào thư pháp chữ Quốc ngữ tại miền Nam. Với hơn 70 tác giả và hơn 150 tác phẩm, buổi triển lãm đã diễn ra thành công và tràn đầy niềm vui của những trái tim yêu thư pháp Việt



Cùng điểm qua một vài hình ảnh trong buổi khai mạc triển lãm này nhé. Và triển lãm sẽ kéo dài từ 2/1/2013 đến hết ngày 7/1/2013.


SEN
Bích Phương
Nhà thư pháp HOA NGHIÊM và nhà điêu khắc TRẦN QUỐC ÂU
SEN
Mỹ Lý
NGHỊCH MÀU
Phi Bảo
NGUỒN
Nguyên Tiêu
BẠCH LIÊN KHAI TÂM
Đức Cường
CỘI NGUỒN
Đào Chiến
NHỮNG ÔNG ĐỒ TRẺ CỦA NGHỆ THUẬT THƯ PHÁP

MẸ
Nguyễn Qúy
SEN
Lê Cảnh Vĩnh
ĐẠT MA (Dũng)
Nguyễn Hòa

Nhà thư pháp PHAN PHƯỚC TÁM và nhà thư pháp THANH LIÊM
LỘC
Minh Hoàng
TÁM NGỰA
Lê Lân