Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Triển lãm "Đất nước Lời Ru" CLB Thư họa Tân Bình


Không gian trưng bày tác phẩm triển lãm
của các tác giả thuộc CLB và khách mời



Một góc nhỏ của buổi khai mạc triển lãm Đất Nước Lời Ru


Tác phẩm CÕI TẠM của tác giả THANH SƠN


Tác phẩm MẸ của tác giả LÊ HOÀNG HẢI



Tác phẩm TÂM SEN của tác giả MẠNH QUYỀN


Tác phẩm ÁNH TRĂNG MẸ HIỀN của tác giả XUÂN THÀNH


Cổng chào của buổi triển lãm




Hòa tấu ĐÀN TRANH buổi khai mạc TRIỂN LÃM




Hoạt động TẶNG CHỮ trong chuỗi chương trình Triển Lãm


Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

TRÀ THƯ QUÁN - Nét đẹp giữa thành phố ĐÀ NẴNG



Đối với không ít sinh viên, nhà trọ không chỉ là nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt và học tập. Đó còn là nơi các bạn trẻ kinh doanh, kiếm tiền để trang trải cuộc sống một cách rất sinh viên…


Có 7 chàng trai, cùng thuê một căn nhà hai tầng ở ngõ phố nhỏ với chi phí 5 triệu đồng mỗi tháng. Mọi người xung quanh từ bất ngờ chuyển sang thú vị khi một quán trà nhỏ, rất phong cách mang tên Thư Trà Quán mọc lên ngay giữa khu dân cư.




Lê Quốc Đảng, sinh viên Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, cho biết trong số 7 sinh viên thì 4 người trả tiền thuê nhà với giá bình dân. Số còn lại tình nguyện “gánh”với mức phí kinh doanh. Đảng và Lê Văn Thịnh (sinh viên Trường CĐ Công nghệ Đà Nẵng) dành trọn mặt bằng phía dưới để mở quán trà, và còn lại thì mở lớp dạy thiết kế đồ họa ở tầng trên.

“Ngoài giờ học, thấy quỹ thời gian cũng còn kha khá nên mình quyết định làm một cái gì đó, ít ra cũng có thể chi phí tiền thuê trọ và sinh hoạt, để không quá phụ thuộc vào gia đình. Tụi mình chọn kinh doanh với Thư Trà Quán cũng bởi mê thư pháp, muốn vừa kinh doanh, vừa có một không gian riêng để các thành viên CLB Thư pháp trẻ Đà Nẵng có chỗ gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ niềm đam mê”, Đảng bộc bạch.



Thịnh cho biết thêm các bạn vay mượn bạn bè gần 20 triệu đồng đầu tư quán xá, sau gần 3 tháng hoạt động, phần lớn lợi nhuận được trích để trang trải nợ nần. Và giải quyết xong phần vốn đầu tư là đến giai đoạn thu lợi. Cũng theo Thịnh: “Các bạn ở chung dù không tham gia kinh doanh nhưng cũng nhiệt tình phụ khi quán đông khách. Mọi người đều rất vui vì được làm công việc yêu thích, cân đối và sử dụng quỹ thời gian ý nghĩa, nhất là có thể sống tự lập hơn, năng động hơn”.



Nhiều sinh viên dùng chính phòng trọ của mình để làm nơi giao dịch, giới thiệu phòng trọ với giá phí rất sinh viên. Nhóm những chàng trai Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng gồm 3 chàng trai đến từ Quảng Bình thuê chung một phòng trọ hơn 10 m2. Ấy vậy mà lợi nhuận thu được từ chính cái diện tích chật hẹp này lên đến vài triệu đồng mỗi tháng, không nhiều nhưng cũng giúp sinh viên bớt lo về chi phí thuê trọ, về sinh hoạt phí…

Lê Quang Vững, thành viên của nhóm, chia sẻ: “Cứ sau mỗi đợt tiếp sức mùa thi là tụi mình lại trăn trở về chuyện chỗ trọ giá rẻ, an toàn cho các tân sinh viên, cảm thông với nỗi khổ của những bậc phụ huynh khi con cái lơ ngơ giữa chốn thị thành với không ít rủi ro và bất trắc. Và dịch vụ săn phòng trọ ra đời. Chi phí rẻ thôi nhưng hiệu quả cao”. Vì hiểu rất rõ nhu cầu của sinh viên khi ở các khu nhà trọ nên các bạn tiếp xúc, tư vấn một cách chi tiết, từ giá cả, vị trí, khu trọ dành cho nam, nữ đến cả vấn đề vệ sinh, thậm chí thói quen đi lại và sinh hoạt của chủ nhà.



Hoạt động kinh doanh thành công không chỉ mang lại lợi nhuận mà còn tạo sự thỏa mãn về mặt tinh thần. Và điều đó đã và đang hấp dẫn sinh viên khi niềm vui vật chất và cả tinh thần được các bạn tạo ra từ chính căn phòng trọ của mình.

Không chỉ kinh doanh cà phê, tại Thư Trà Quán, Đảng và Thịnh còn lên lịch sinh hoạt cụ thể cho gần 200 thành viên CLB Thư pháp Đà Nẵng. Và tại đây, chủ quán sẽ trực tiếp hướng dẫn viết thư pháp miễn phí cho khách nếu khách có nhu cầu .



Với nhóm của Vững thì bên cạnh thu nhập cải thiện cuộc sống, các bạn còn có niềm vui khi mang lại sự hài lòng, tin cậy cho các bậc phụ huynh, các sinh viên. Không chỉ vậy, Phạm Đức, một thành viên của nhóm “bật mí”: "Cái được lớn nhất trong công việc là các bạn trang bị được rất nhiều kỹ năng mềm từ giao tiếp, ứng xử, thuyết phục cho đến lập kế hoạch và đi đến cùng với nó".



Và trong câu chuyện về chỗ trọ trước ngày nhập học của các tân sinh viên, còn manh nha cả những kế hoạch làm ăn, mưu sinh lâu dài, thể hiện tính năng động, thích được thử thách, khao khát được khẳng định mình và thể hiện ý chí tự lập của người trẻ. Vì vậy, kinh nghiệm, sự từng trải của những người đi trước luôn thu hút sự quan tâm của họ.

Xung quanh câu chuyện phòng trọ không chỉ để ở, sinh hoạt và học tập mà có cả chuyện về một cô sinh viên Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng bán quần áo thời trang qua mạng. Cửa hàng của cô được thu nhỏ tại chính phòng trọ của mình. Hay chuyện 2 sinh viên bán đặc sản quê nhà là cháo lươn xứ Nghệ vào buổi tối tại nhà trọ ở đường Nguyễn Hữu Thọ, nhóm khác bán thức ăn đêm ngay trước khu trọ sinh viên đường Nguyễn Phẩm (TP.Đà Nẵng)...


Theo An Dy

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Triển lãm cuốn KINH PHÁP CÚ bằng thư pháp song ngữ lớn nhất Á CHÂU của thư pháp gia ĐĂNG HỌC và chương trình BÓNG MẸ

Sách dài hơn 2 m hút khán giả tại triển lãm mừng Vu Lan
Quyển Kinh pháp cú do thư pháp gia trẻ tuối Đăng Học thực hiện trong 2 năm, miêu tả 4 giai đoạn cuộc đời Đức phật với những lời dạy sâu sắc.

1-JPG-1376175229_500x0.jpg

Ngày 10/8, tại Nhà hát Quân đội, TP HCM, diễn ra chương trình triển lãm ảnh và các hoạt động biểu diễn mừng lễ Vu Lan báo hiếu, chủ đề "Bóng Mẹ".

Tại buổi này, ban tổ chức còn trưng bày quyển Kinh pháp cú có chiều ngang 1,6m, chiều dài 2,1m. Toàn bộ kinh được viết bằng thư pháp do kỷ lục gia trẻ tuổi Vũ Đăng Học thực hiện. Toàn bộ bìa ngoài hộp bằng gỗ điêu khắc công phu, miêu tả bốn giai đoạn của cuộc đời Đức phật và được đóng khóa cẩn thận bằng chìa.

2-JPG-1376175229_500x0.jpg

Toàn bộ nội dung của sách là những lời dạy ngắn gọn của Phật, được xem như kim chỉ nam cho những ai muốn thoát khỏi bể khổ, hưởng an lạc trong cuộc sống. 

3-JPG-1376175229_500x0.jpg

Sách Kinh pháp được viết bằng thư pháp và được thể hiện tỉ mỉ với những hình ảnh minh họa mang chiều sâu triết lý. 

4-JPG-1376175230_500x0.jpg

Gần 500 trang sách với 423 bài kệ được dịch song ngữ Việt - Anh.

5-JPG-1376175230_500x0.jpg

Buổi triển lãm cũng trưng bày quyển sách thơ - thư - họa mang tên "Cái nhìn" do Đăng Học thực hiện năm 2008. Sách được thực hiện công phu suốt 10 năm và được ghi vào kỷ lục Việt Nam là quyển sách thơ thư họa lớn nhất. 

6-JPG-1376175230_500x0.jpg


7-JPG-1376175230_500x0.jpg

Quyển sách thơ thư họa của Đăng Học được bán đấu giá 320 triệu đồng, số tiền sẽ được ban tổ chức chương trình làm từ thiện giúp đỡ những gia đình khó khăn xây nhà ở.

9-JPG-1376175231_500x0.jpg

Mừng ngày lễ vu lan 2013 ngoài những quyển sách bằng thư pháp được bán đấu giá còn có bức tranh gạo của Quỳnh Vy.

10-JPG-1376175231_500x0.jpg

Tại chương trình "Bóng Mẹ", ban tổ chức còn trưng bày hơn 100 bức tranh ảnh nghệ thuật đa phong cách, thể hiện nhiều khía cạnh xoay quanh chủ đề "Tình mẫu tử" của các nhiếp ảnh gia Xuân Anh, tranh gạo Quỳnh Vy, thư pháp gia, họa sĩ Đăng Học... thực hiện. Đặc biệt, có hơn 40 ảnh chân dung các doanh nhân và nghệ sĩ chụp cùng mẹ của mình. Trong ảnh: Nghệ sĩ Mai Thu Huyền bức ảnh của mình và mẹ.

11-JPG-1376175231_500x0.jpg

8-JPG-1376175230_500x0.jpg