Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2018

10 LÝ DO ĐỂ CÁC BẠN TRẺ NÊN TÌM HIỂU VÀ LUYỆN HỌC THƯ PHÁP VIỆT :

10 LÝ DO ĐỂ CÁC BẠN TRẺ NÊN TÌM HIỂU VÀ LUYỆN HỌC THƯ PHÁP :

Sau nhiều năm tiếp cận với thư pháp và "âm thầm" đưa nó xâm nhập vào thế giới của "THẾ HỆ TRẺ" thì XT tạm đúc kết được 10 lý do sau đây để thuyết phục các bạn trẻ nên tìm hiểu và nghiên cứu về bộ môn nghệ thuật có vẻ HOÀI CỔ này!
(Lưu ý: 10 lý do sau đây chỉ áp dụng mạnh với những người có máu nghệ thuật và yêu thích cái đẹp thôi nhé! Người không thích nghệ thuật và yêu "gái đẹp" thì hên xui  )


I/ Học thư pháp để giết thời gian: Điều đầu tiên đó là để giết thời gian. Ví dụ: 1 ngày của các bạn có thể có những lúc rãnh rỗi chả biết phải làm gì, ăn, ngủ, rồi đi chơi, xem phim, game,v..v nhưng rồi cũng có lúc thấy nó thật nhàm chán. Biết được thêm một môn nghệ thuật hay nói riêng là biết thêm được thư pháp thì sẽ thú vị cho những lúc rãnh rỗi ngồi viết chữ vui tay vui mắt! 1 cách thư giãn tinh thần hiệu quả

II/ Học thư pháp để rèn tâm rèn tính: Bạn là người nôn nóng vội vã, hay là người rất nóng tính? Luyện thư pháp tự khắc mỗi ngày, bạn sẽ trở nên hiền lành hơn và kiên nhẫn hơn trong mọi việc


III/ Học thư pháp để trưởng thành: Khi tiếp cận với thư pháp, bạn sẽ tự khắc tìm hiểu về châm ngôn sống rất nhiều. Kể cả tiếng Việt lẫn tiếng anh. Như thế, là tự bạn đã tìm cách học kỹ năng sống và thực hành chúng rồi đấy! 
IV/ Học thư pháp để kiếm thêm thu nhập: Vấn đề này dễ gây tranh cãi. Tuy nhiên, hãy nhìn vào thực tế! Dù biết không khuyến khích các bạn "làm giàu" bằng thư pháp nhưng khuyến khích các bạn "TƯ DUY" và biết dùng thư pháp để trang trải cuộc sống, hoặc lao động NGHỆ THUẬT CHÂN CHÍNH để nuôi dưỡng ước mơ của mình. Không phải là cái nghề, nhưng chí ít, nó là một thú vui tao nhã có lợi ích kinh tế thực dụng!


V/ Học thư pháp để bày tỏ tình cảm: ) À há, kiếm người yêu là chuyện sớm muộn. Biết viết thư pháp cũng là một lợi thế, lâu lâu thể hiện chút tình cảm của mình qua thư pháp, người yêu sẽ thấy bạn thật dễ thương và lãng mạn! 


VI/ Học thư pháp để giữ gìn văn hóa truyền thống và bảo vệ quê hương: OK! Nhiều bạn đọc đến đây sẽ bắt đầu kêu ca! Tuy nhiên ) Nếu bạn thật sự yêu nước yêu quê hương mình, thay vì dành thời gian lên mạng xã hội gay gắt, hay ra phố biểu tình thì ở nhà viết một vài câu thơ hay câu khẩu hiệu để lên tiếng bảo vệ quan điểm của mình, đồng thời cũng góp phần bảo tồn nghệ thuật truyền thống cho các nước bạn học hỏi và tự hào!


VII/ Học thư pháp để ứng dụng: Khi các bạn học thư pháp, các bạn sẽ ứng dụng được rất nhiều điều trong cuộc sống hằng ngày của mình. Từ việc nhỏ nhặt nhất: Ghi lên hủ đường, hủ muối, v.v để dánh dấu, đến những việc cần tới thẩm mỹ: Ghi thiệp tặng sinh nhật, thiệp Tết, thiệp Noel..v..v Hiệu quả mà không cần phải đi mua đồ IN SẴN! 



VIII/ Học thư pháp để rèn khả năng ngôn ngữ và giao tiếp: Khi bạn bắt tay vào việc luyện thư pháp, bạn sẽ tiếp cận rất nhiều với ngôn ngữ, với chính tả, văn thơ,v...v đây là một phương pháp giúp bạn tư duy nhạy bén hơn với ngôn ngữ và giúp bạn giao tiếp tốt hơn nhờ tiếp xúc với vốn từ nhiều và ngữ pháp tiếng Việt!

IX/ Học thư pháp để bổ trợ cho các loại hình nghệ thuật khác mà bạn đang theo đuổi: Bạn có rất nhiều đam mê, bạn có nghĩ sẽ kết hợp chúng lại ? Vd: XT đã hát và viết thư pháp trên cùng một sân khấu!  Hoặc: Bạn sáng tác một bản nhạc, và muốn dùng thư pháp để viết lại thật trang trọng tên của bài hát tâm huyết của mình!


X/ Học thư pháp để truyền bá văn hóa Việt và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt! : Cái này thì khỏi nói nhỉ: Các bạn trẻ của Nhật Bản hoặc Hàn Quốc, họ rất tự hào về văn hóa của họ, họ thường học viết thư pháp để giới thiệu về đất nước của mình. Vậy Việt Nam thì sao? Và việc giáo sư tiến sĩ nào đó đòi cải cách tiếng Việt? Vậy học thư pháp để viết thật nhiều các tác phẩm thư pháp Việt để góp 1 phần tiếng nói bảo vệ cái đẹp của tiếng VIỆT mình!

 THƯ PHÁP không phải là một món đồ cũ kỹ. Mà điều quan trọng là NGƯỜI TRẺ chúng ta sẽ là YẾU TỐ quan trọng để thay đổi quan điểm đó và đưa thư pháp lên một cái nhìn TRẺ HÓA VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT có thể nhưng vẫn giữ được cái hồn Việt mình một cách tinh tế và bền vững nhất.
_____________________________
Xuân Thành
SG 2018


Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

Thư pháp Việt- câu chuyện người trẻ yêu văn hóa truyền thống

     Tại sao tôi lại chọn một bộ môn nghệ thuật vốn dĩ mang tính hoài cổ, cũ kĩ trong khi ngoài kia thế giới đang rộng mở những điều mới mẻ hơn, sôi động và trẻ trung hơn? 
Trong nghệ thuật, vốn dĩ không phân biệt cũ mới hay tuổi tác. Nghệ thuật là một thế giới mang tầm ảnh hưởng cao đối với nhận thức về chân thiện mỹ của con người. 

       Điều đó cũng đã giải thích cho việc thư pháp không phải chỉ mang trong mình yếu tố hoài cổ, mà nó còn hiện hữu một sức mạnh của góc nhìn về thế giới của tuổi trẻ. Ở một khía cạnh khác của thư pháp, ta có thể tìm thấy bản chất và gu thẩm mỹ của mình thông qua cách vận bút, tư duy về đường nét, bố cục và việc chọn lọc nội dung thể hiện
     Trẻ là phải đột phá, là thể hiện khả năng của mình thông qua sự nhìn hiểu và thấu cảm. Mạnh mẽ hay uyển chuyển, bay bổng hay đơn giản vốn cũng từ cách nhìn nhận của bản thân tác giả qua lăng kính của cuộc đời và thể hiện lại trên mặt chữ.
    Như vậy, thư pháp nói chung và thư pháp Việt nói riêng vẫn mang trong mình một sức sống trẻ trung. Hãy hướng nó đến một cánh cửa khác của giới trẻ mà ở đó Thư pháp có thể song hành và sánh ngang tầm với các loại hình nghệ thuật khác. Hãy nhớ: Dù gì thì dù, đến với nghệ thuật, chẳng biết nó ra sao được gì, yêu và đón nhận những gì mình đã yêu, sống và cháy hết mình với nó, đập tan mọi thách thức của bao góc nhìn phiến diện để mở khóa cho câu hỏi: Tại sao người trẻ lại yêu văn hóa truyền thống? Và Thư pháp có thể trẻ hóa, vươn lên trong thời buổi hiện đại với nhịp sống vội vã như vậy hay không?




"SỐNG"
Bứt phá lên đi tuổi trẻ mà
Một mai ta bước tiến tương lai
Sợ gì giông tố muôn phần khó
Dẫm qua thử thách ngẩng hiên ngang
Ps: Đôi khi việc viết một chữ không còn là cản trở cho sự vùng vẫy và bứt phá, nhưng đòi hỏi sự nhạy bén trong việc định hình bố cục và tư duy sáng tạo đường nét để thể hiện cái ý mà người viết muốn truyền đạt. Như vậy, thư pháp tồn tại đến 4 phương diện nhận thức: Nhìn- Hiểu- Cảm- Thấu
(Sẽ trả lời sâu hơn ở bài viết tiếp theo)
____________________________
Xuân Thành Vietnamese Calligrapher
SG 21/6/2018