Epress.vn - Đến hẹn lại lên, dịp Tết Giáp Ngọ 2014 năm
nay những người đam mê thư pháp đều tề tựu đông đủ ở phố ông Đồ. Nhộn nhịp cảnh
người cho chữ và người xin chữ mang về trước những ngày Xuân đang đến gần.
Phố
ông Đồ tại Sài Gòn nằm ở góc đường Phạm Ngọc Thạch - Nguyễn Thị Minh Khai (quận
1). Đây là hoạt động thường niên của Nhà văn hóa Thanh niên và Cung văn hóa lao
động tổ chức, đang diễn ra từ ngày 19.1 đến hết ngày 31.1.2014 (nhằm ngày
19-30 âm lịch). Thời gian bắt đầu từ lúc 9 giờ sáng cho đến 22 giờ đêm.
Với
mai vàng, bánh chưng và câu đối đỏ được trang trí đẹp mắt và đầy màu sắc tạo
nên không khí Tết thật ấm cúng. Năm nay, chủ đề về Ngựa được nhiều người quan
tâm nhất.
Điểm
nhấn đặc biệt cho phố ông Đồ tại đây là những ông Đồ đủ mọi lứa tuổi. Người cao
tuổi nhất là cụ Mai Trợ (85 tuổi) và nhỏ nhất là em Xuân Thành (15 tuổi). Ngoài
ra còn có các “cô Đồ” cho chữ xinh xắn, phần còn lại đa số là các bạn trẻ thuộc
thế hệ 8x, 9x.
Ở
đây không chỉ có riêng thư pháp truyền thống, mà còn có thêm nhiều loại hình
nghệ thuật tinh xảo và đẹp mắt như: vẽ tranh chân dung, tranh được làm bằng hạt
gạo, tranh phù điêu bằng bột mạ vàng, tranh cát, vẽ tranh bằng ngón tay mà
không dùng bút...
Bạn
Thông, người sáng tạo ra tranh phù điêu cũng là chủ một gian hàng ở phố ông Đồ
cho biết: “Đây là lần đầu tiên mình mang tranh tranh phù điêu của mình đem bán
tại đây. Tranh mình rất khó bán vì không phải ai cũng thích loại hình này,
nhưng có nhiều người tham quan xong và thấy thích là họ mua liền”. “Được biết,
bức tranh mắc nhất ở đây có giá gần 9 triệu đồng, bức rẻ nhất cũng tầm khoảng
vài trăm đến 1 triệu”, Thông cho biết thêm.
Thầy đồ
đang bận rộn viết chữ cho khách tham quan
Cụ Mai Thọ
là ông Đồ cao tuổi nhất ở phố
Cậu bé nhỏ
tuổi nhất đang vẽ tranh thư pháp được nhiều người quan tâm theo dõi
Một họa sĩ
đang ký họa chân dung cho khách
Họa sĩ vẽ
linh vật của năm 2014 chỉ bằng ngón tay trên giấy độc đáo
Tranh
phù điêu độc đáo và tinh xảo nên giá bán khá cao
Phạm Hữu - Phan Long
Theo báo mạng: epress.vn
Link: http://epress.vn/ong-do-xuong-pho/2014012308266985p137c149.htm