Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Buổi họp mặt thư pháp Việt ngày 26/4/2013

Ngày 26/4/2013, các ông đồ trẻ và các tiền bối về nghệ thuật thư pháp từ 3 miền BẮC-TRUNG-NAM hội tụ về Thạch thư Xá để giao lưu và chia sẻ với nhau về các vấn đề thư pháp Việt hiện nay.



Đầu tiên là phần giới thiệu cá nhân của các ông đồ, gồm có:

Thạch thư xá:
-bác Mạc Văn Quân (chủ phòng tranh TTX)

Và các ông đồ khắp nước Việt:
- Bác Phạm Đức Nhuận
- Bác Phùng Công Danh
- họa sĩ Hán Vinh
- anh Tấn Đạt
- anh Minh Hoàng (Hoa Chữ Việt)
- anh Ôn Gia Bảo
- anh Quang Lĩnh (Trà quán Quang Lĩnh)
- anh Đặng Hòa
- bạn Xuân Thành
- bạn Minh Châu (NVHTN)
- ...




Tiếp đến là phần giới thiệu và chia sẻ về " Nghệ thuật Đảo Thư Pháp " của bác Phạm Đức Nhuận. Với những chia sẻ thú vị và bổ ích, bác đã truyền cho giới trẻ một niềm đam mê và thích thú về nghệ thuật thư pháp ngược mới lạ này. 




Tiếp đến là phần hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm biểu bồi giấy Xuyến chỉ cho tác phẩm của nhà thư pháp Phùng Công Danh. Với những chia sẻ rất thực và kinh nghiệm của bác Danh, mọi người hiểu thêm để bồi cho giấy phẵng và đẹp cần quét hồ làm từ bột năng từ tâm giấy ra ngoài, dùng nước phèn chua xịt vào tác phẩm, tác phẩm sẽ không bị mối mọt mốc nấm...


Ngoài ra, bác Mạc Văn Quân còn báo cáo và đưa ra phương hướng về CLB Thư Pháp Tân Bình vào tháng 5 sắp tới. Những quan điểm về nghệ thuật của mọi người đã đưa ra hướng đi chung cho thư pháp Việt, tạo những bước đầu để ra mắt CLB Thư pháp Tân Bình.


Đến với buổi họp mặt hôm nay còn có họa sĩ Hán Vinh đến chia sẻ và phương pháp vẽ thủy mặc cơ bản cho  các bạn mới học và thảo luận những cách vẽ nâng cao. Mỗi người một kinh nghiệm nhỏ góp nhặt với nhau tạo nên những khối kinh nghiệm cần thiết cho mọi người.




Cuối cùng, mọi người giao lưu với nhau bằng những nét chữ bay bổng, sáng tạo. Mỗi người 1 nét chữ, với 2 từ "Tự Trọng", tấm liễn trục với những con chữ Thư pháp của các bạn trẻ và các bậc tiền bối đã nói lên tính đoàn kết và sự phát triển của nghệ thuật THƯ PHÁP VIỆT.






Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

Thực hiện một ấm trà liệu có khó hay không? Và cuộc sống chúng ta có giống một ấm trà?


Trong cuộc sống, lắm lúc ta suy ngẫm lại liệu cuộc sống có phải là niềm vui, là hạnh phúc hay là những ước mơ mà ta hằng theo đuổi,... Nhưng ta quên rằng cái chúng ta cần là hiện tại ta đang sống thế nào...Tốt? hay Xấu? hay lại là sống cho qua ngày mà không có lý do chính đáng để sống! Vâng! Hãy để cuộc sống xuôi theo một khát vọng của tuổi trẻ hoặc sự yên bình của tuổi đời còn lại.
Bắt đầu là sự khôn ngoan, kết thúc là nguồn lợi khổng lồ. Vậy ta hãy lấy cuộc sống để làm điểm tựa cho cách pha và thưởng thức một ấm trà ngon, phục vụ cho ta những lúc cần giải khuây và tìm lại cái riêng cho tâm hồn mình.
Đầu tiên, cuộc sống khi ta mới sinh ra là chọn cho mình một mái ấm để nương tựa, và tất nhiên phải là một gia đình, mái ấm hạnh phúc, đầm ấm và thực sự tốt cho chúng ta sau này. Nhưng sự đời nào biết trước ta được sống thế nào! Vì vậy, trước hết phải chọn một ấm trà thật tinh tế và tỉ mỉ từ bên ngoài đến bên trong sao cho phù hợp với loại trà và không gian trà ta đã chuẩn bị.


 






Tiếp theo là chọn trà. Chọn trà cũng như chọn niềm vui cho chúng ta trong cuộc sống. Mỗi loại trà là một hương vị khác nhau với những nét độc đáo khác nhau. Phải đặt ra trong mình những câu hỏi cần thiết để lựa chọn trà thích hợp! Trà nào thì ngon nhỉ? Ta đã thử bao giờ chưa? Có dễ uống hay không? Cách pha trà này thế nào?... Đó là yếu tố cần thiết cho một ấm trà ngon!

















Gia đình là nơi hội ngộ niềm vui, là nơi mang lại hạnh phúc. Vâng, việc tiếp đến là hãy cho trà vào ấm để chúng không còn xa rẽ nhau, mà hãy tạo điều kiện cho trà và ấm hội ngộ, lúc đó mới cảm nhận được cái tình thân giữa người với người, giữa trà với trà...





Không thể nào thiếu nước mà sống được. Chuẩn bị nước cũng là yếu tố quan trọng không kém. Chuẩn bị lượng nước phù hợp cho số người dùng, cho lượng trà, không quá nhiều cũng không quá ít, tránh để trà bị loãng hoặc quá đặc làm mất sự thanh khiết ẩn trong trà. Hòa quyện nước với trà lại và cảm nhận sự nhẹ nhàng của lá trà đang thong thả trôi theo dòng nước...
Không ai trong đời không qua sự dạy dỗ. Có mắng có la, có đánh có đập mới thành người. Phải trải qua muôn vàn khó khăn mới mong thành tài. Trà cũng vậy, khi không có nước, lá trà khô khan, bụi bẩn, thật mộc mạc, nhưng khi cho nước nóng vào trà, lá trà sẽ thức tỉnh và chuyện gì xảy ra? Những tạp chất sẽ bị bay đi, lá trà lúc này thật sự là đã lớn khôn như chúng ta vậy!





Lớn khôn rồi, ta phải gầy dựng sự nghiệp, tự lập cho cuộc sống của chúng ta. Và thành công luôn mở lối cho chúng ta. Khi thành công trong tình yêu và công việc thì niềm vui sẽ đến tột đỉnh, là lúc ta hân hoan ca hát cho những nổ lực của chúng ta! Trà là vậy đó. Trút bỏ đi cái nước nấu trà thay vào đó là một lượng nước mới, làm trà tỏa hương thơm cũng như con người ta, hân hoan vui sướng... Hình thành một ấm trà mới với đầy sức thuyết phục.





Hãy nhẹ nhàng chậm rãi, thưởng thức ấm trà mới, với sự vui tươi trong cuộc sống để thấy được cuộc sống ta thật sự là hạnh phúc!



Xuân Thành viết.
...TRÀ VÀ CUỘC SỐNG...

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

Cảm hứng TRỊNH


Khán giả bất chợt ngâm nga những câu hát của người nhạc sĩ tài hoa khi thưởng lãm Triển lãm thư pháp Việt “Cảm hứng Trịnh” (mở cửa đến 11/4 tại TPHCM).

“Mẹ là gió uốn quanh, Trên đời con thầm lặng, Trong câu hát thanh bình, Mẹ làm gió mong manh...“
“Mẹ là gió uốn quanh, Trên đời con thầm lặng, Trong câu hát thanh bình, Mẹ làm gió mong manh...“

Cuộc triển lãm thư pháp mới lạ và độc đáo với chủ đề “Cảm hứng Trịnh” giới thiệu hơn 40 tác phẩm là những ca từ của Trịnh, hoặc những cảm xúc về cố nhạc sĩ được thể hiện trên nhiều chất liệu như giấy mỹ thuật cao cấp, giấy đỏ, vải bố... với những đường nét mộc mạc, trữ tình.

Hát cùng thư pháp những giai điệu Trịnh Công Sơn
Hơn 200 khách mộ điệu đến “nghe” và “hát” nhạc Trịnh bằng đôi mắt tại không gian triển lãm (Siena café 64 Trần Quốc Thảo, quận 3)

Nếu Minh Hoàng là cây bút chủ lực với những sự táo bạo, phá cách và rất mới qua các cảm hứng về Trịnh thì nữ thư pháp Mỹ Lý cùng bút lực mạnh mẽ và phong cách cổ điển thể hiện qua con chữ một chuỗi của những sự định hình có chủ đích. Tác giả Minh Hoàng chia sẻ: “Ở đây chúng tôi chú trọng rất lớn đến cái nhìn bởi vì Trịnh là sự sâu lắng của giai điệu. Các đường nét dẫn dắt cho cái nhìn không phải là con chữ mà là các nét sướt, sự thô mộc rất chân tình của người cầm bút”.
Mẹ là gió uốn quanh, Trên đời con thầm lặng, Trong câu hát thanh bình, Mẹ làm gió mong manh...
"Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi, Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt, Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt, Rọi suốt trăm năm một cõi đi về"

Mẹ là gió uốn quanh, Trên đời con thầm lặng, Trong câu hát thanh bình, Mẹ làm gió mong manh...
"Ngồi bên dòng sông nhớ đời mình, Chiều đã vàng phai trên đầu non, Đàn chim về thăm những cánh hồng, Hỏi tiếng ngàn năm bên cỏ xanh"

Đời vẽ trong tôi một ngày, Rồi vẽ thêm đêm thật dài, Từ đó tôi thề sẽ rong chơi...
"Đời vẽ trong tôi một ngày, Rồi vẽ thêm đêm thật dài, Từ đó tôi thề sẽ rong chơi..."

Đôi khi nắng trên phố xưa làm tôi nhớ. Đôi khi có mưa giữa khuya hồn tôi bỗng vu vơ…
"Đôi khi nắng trên phố xưa làm tôi nhớ. Đôi khi có mưa giữa khuya hồn tôi bỗng vu vơ…"

Đôi khi nắng trên phố xưa làm tôi nhớ. Đôi khi có mưa giữa khuya hồn tôi bỗng vu vơ…
"Ta đi qua nửa đời, Chưa thấy được ngày vui, Đường trần rồi khăn gói, Mai kia chào cuộc đời..."

MƯA: Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ...
MƯA: "Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ..."
GIÓ: "Em đến bên đời hoa vàng một đóa, Một thoáng hương bay bên trời phố hạ, Nào có ai hay ta gặp tình cờ, Nhưng là cơn gió em còn cứ mãi bay đi..."

Theo ban tổ chức, Trịnh Công Sơn là những cảm xúc không chỉ của lời nhạc, giai điệu sâu lắng, cái tính triết nhân sinh qua đôi lần cảm thụ của mỗi người mà còn lại một chút gì rất lặng lẽ trong con tim của mỗi ai từng biết về ông. Thư pháp Việt với những đường nét tinh tế, thô ráp, mộc mạc, trữ tình, an lạc,... cùng bay bổng trong những kỷ niệm với ngày ra đi của người nhạc sĩ đa tài.
MƯA: Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ...

Các tác giả tham gia tổ chức buổi triển lãm: thư pháp Mỹ Lý và Minh Hoàng (thứ 2 và thứ 4 từ trái qua) cùng bạn hữu là thư pháp Tuệ Chiếu, Thanh Hằng.