Thư pháp- đi từ vẻ đẹp bình dị đến bản lĩnh của người Việt!
Có lẽ trong số ít các bộ môn nghệ thuật thì thư pháp có thể thấy là một môn nghệ thuật truyền thống đề cao tinh thần văn hoa và truyền tải đạo lý một cách xúc tích và hiệu quả nhất! Dân gian thường bảo: " Nhất chữ-nhì tranh- tam sành- tứ kiểng".
Thư pháp với vẻ đẹp bình dị, bởi lẽ, thư pháp càng đơn giản, càng mộc mạc bao nhiêu thì hiệu quả thẩm mỹ càng cao bấy nhiêu. Thư pháp toát lên cái hồn dân tộc. Mỗi một quốc gia có một nền văn hoa thư pháp khác nhau. Đối với người Việt cũng thế. Thư pháp có thể kể lên cuộc sống của những người dân miền núi, những đứa con miền biển, những tâm hồn đồng ruộng bao năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời...
Thư pháp mềm mại từ nét chuyển mình, cứng cỏi từ nét phác lên hạ xuống... Nhịp nhàng như một bài thơ...
Thư pháp dễ thương như vũ điệu của những con chữ, biết hát, biết nhảy, biết ôm ấp và vỗ về những tâm hồn tổn thương...
Thư pháp bản lĩnh, đại diện cho sức mạnh tri thức dân gian, trắng nói trắng, đen nói đen. Hào hùng như một bản trường ca lịch sử.
Thư pháp là vậy trong tôi
Thư pháp là bạn, là tình yêu và là lẽ sống!
----------------------------------
Xuân Thành 2018
Thứ Hai, 10 tháng 12, 2018
Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2018
10 LÝ DO ĐỂ CÁC BẠN TRẺ NÊN TÌM HIỂU VÀ LUYỆN HỌC THƯ PHÁP VIỆT :
10 LÝ DO ĐỂ CÁC BẠN TRẺ NÊN TÌM HIỂU VÀ LUYỆN HỌC THƯ PHÁP :
Sau nhiều năm tiếp cận với thư pháp và "âm thầm" đưa nó xâm nhập vào thế giới của "THẾ HỆ TRẺ" thì XT tạm đúc kết được 10 lý do sau đây để thuyết phục các bạn trẻ nên tìm hiểu và nghiên cứu về bộ môn nghệ thuật có vẻ HOÀI CỔ này!
(Lưu ý: 10 lý do sau đây chỉ áp dụng mạnh với những người có máu nghệ thuật và yêu thích cái đẹp thôi nhé! Người không thích nghệ thuật và yêu "gái đẹp" thì hên xui :v )
I/ Học thư pháp để giết thời gian: Điều đầu tiên đó là để giết thời gian. Ví dụ: 1 ngày của các bạn có thể có những lúc rãnh rỗi chả biết phải làm gì, ăn, ngủ, rồi đi chơi, xem phim, game,v..v nhưng rồi cũng có lúc thấy nó thật nhàm chán. Biết được thêm một môn nghệ thuật hay nói riêng là biết thêm được thư pháp thì sẽ thú vị cho những lúc rãnh rỗi ngồi viết chữ vui tay vui mắt! 1 cách thư giãn tinh thần hiệu quả
II/ Học thư pháp để rèn tâm rèn tính: Bạn là người nôn nóng vội vã, hay là người rất nóng tính? Luyện thư pháp tự khắc mỗi ngày, bạn sẽ trở nên hiền lành hơn và kiên nhẫn hơn trong mọi việc
III/ Học thư pháp để trưởng thành: Khi tiếp cận với thư pháp, bạn sẽ tự khắc tìm hiểu về châm ngôn sống rất nhiều. Kể cả tiếng Việt lẫn tiếng anh. Như thế, là tự bạn đã tìm cách học kỹ năng sống và thực hành chúng rồi đấy! ;)
IV/ Học thư pháp để kiếm thêm thu nhập: Vấn đề này dễ gây tranh cãi. Tuy nhiên, hãy nhìn vào thực tế! Dù biết không khuyến khích các bạn "làm giàu" bằng thư pháp nhưng khuyến khích các bạn "TƯ DUY" và biết dùng thư pháp để trang trải cuộc sống, hoặc lao động NGHỆ THUẬT CHÂN CHÍNH để nuôi dưỡng ước mơ của mình. Không phải là cái nghề, nhưng chí ít, nó là một thú vui tao nhã có lợi ích kinh tế thực dụng!
V/ Học thư pháp để bày tỏ tình cảm: :)) À há, kiếm người yêu là chuyện sớm muộn. Biết viết thư pháp cũng là một lợi thế, lâu lâu thể hiện chút tình cảm của mình qua thư pháp, người yêu sẽ thấy bạn thật dễ thương và lãng mạn! ;)
VI/ Học thư pháp để giữ gìn văn hóa truyền thống và bảo vệ quê hương: OK! Nhiều bạn đọc đến đây sẽ bắt đầu kêu ca! Tuy nhiên :)) Nếu bạn thật sự yêu nước yêu quê hương mình, thay vì dành thời gian lên mạng xã hội gay gắt, hay ra phố biểu tình thì ở nhà viết một vài câu thơ hay câu khẩu hiệu để lên tiếng bảo vệ quan điểm của mình, đồng thời cũng góp phần bảo tồn nghệ thuật truyền thống cho các nước bạn học hỏi và tự hào!
VII/ Học thư pháp để ứng dụng: Khi các bạn học thư pháp, các bạn sẽ ứng dụng được rất nhiều điều trong cuộc sống hằng ngày của mình. Từ việc nhỏ nhặt nhất: Ghi lên hủ đường, hủ muối, v.v để dánh dấu, đến những việc cần tới thẩm mỹ: Ghi thiệp tặng sinh nhật, thiệp Tết, thiệp Noel..v..v Hiệu quả mà không cần phải đi mua đồ IN SẴN! ;)
VIII/ Học thư pháp để rèn khả năng ngôn ngữ và giao tiếp: Khi bạn bắt tay vào việc luyện thư pháp, bạn sẽ tiếp cận rất nhiều với ngôn ngữ, với chính tả, văn thơ,v...v đây là một phương pháp giúp bạn tư duy nhạy bén hơn với ngôn ngữ và giúp bạn giao tiếp tốt hơn nhờ tiếp xúc với vốn từ nhiều và ngữ pháp tiếng Việt!
IX/ Học thư pháp để bổ trợ cho các loại hình nghệ thuật khác mà bạn đang theo đuổi: Bạn có rất nhiều đam mê, bạn có nghĩ sẽ kết hợp chúng lại ? Vd: XT đã hát và viết thư pháp trên cùng một sân khấu! ;) Hoặc: Bạn sáng tác một bản nhạc, và muốn dùng thư pháp để viết lại thật trang trọng tên của bài hát tâm huyết của mình!
X/ Học thư pháp để truyền bá văn hóa Việt và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt! : Cái này thì khỏi nói nhỉ: Các bạn trẻ của Nhật Bản hoặc Hàn Quốc, họ rất tự hào về văn hóa của họ, họ thường học viết thư pháp để giới thiệu về đất nước của mình. Vậy Việt Nam thì sao? Và việc giáo sư tiến sĩ nào đó đòi cải cách tiếng Việt? Vậy học thư pháp để viết thật nhiều các tác phẩm thư pháp Việt để góp 1 phần tiếng nói bảo vệ cái đẹp của tiếng VIỆT mình!
<3 THƯ PHÁP không phải là một món đồ cũ kỹ. Mà điều quan trọng là NGƯỜI TRẺ chúng ta sẽ là YẾU TỐ quan trọng để thay đổi quan điểm đó và đưa thư pháp lên một cái nhìn TRẺ HÓA VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT có thể nhưng vẫn giữ được cái hồn Việt mình một cách tinh tế và bền vững nhất.
_____________________________
_____________________________
Xuân Thành
SG 2018
SG 2018
Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018
Thư pháp Việt- câu chuyện người trẻ yêu văn hóa truyền thống
Tại sao tôi lại chọn một bộ môn nghệ thuật vốn dĩ mang tính hoài cổ, cũ kĩ trong khi ngoài kia thế giới đang rộng mở những điều mới mẻ hơn, sôi động và trẻ trung hơn?
Trong nghệ thuật, vốn dĩ không phân biệt cũ mới hay tuổi tác. Nghệ thuật là một thế giới mang tầm ảnh hưởng cao đối với nhận thức về chân thiện mỹ của con người.
Trong nghệ thuật, vốn dĩ không phân biệt cũ mới hay tuổi tác. Nghệ thuật là một thế giới mang tầm ảnh hưởng cao đối với nhận thức về chân thiện mỹ của con người.
Điều đó cũng đã giải thích cho việc thư pháp không phải chỉ mang trong mình yếu tố hoài cổ, mà nó còn hiện hữu một sức mạnh của góc nhìn về thế giới của tuổi trẻ. Ở một khía cạnh khác của thư pháp, ta có thể tìm thấy bản chất và gu thẩm mỹ của mình thông qua cách vận bút, tư duy về đường nét, bố cục và việc chọn lọc nội dung thể hiện
Trẻ là phải đột phá, là thể hiện khả năng của mình thông qua sự nhìn hiểu và thấu cảm. Mạnh mẽ hay uyển chuyển, bay bổng hay đơn giản vốn cũng từ cách nhìn nhận của bản thân tác giả qua lăng kính của cuộc đời và thể hiện lại trên mặt chữ.
Như vậy, thư pháp nói chung và thư pháp Việt nói riêng vẫn mang trong mình một sức sống trẻ trung. Hãy hướng nó đến một cánh cửa khác của giới trẻ mà ở đó Thư pháp có thể song hành và sánh ngang tầm với các loại hình nghệ thuật khác. Hãy nhớ: Dù gì thì dù, đến với nghệ thuật, chẳng biết nó ra sao được gì, yêu và đón nhận những gì mình đã yêu, sống và cháy hết mình với nó, đập tan mọi thách thức của bao góc nhìn phiến diện để mở khóa cho câu hỏi: Tại sao người trẻ lại yêu văn hóa truyền thống? Và Thư pháp có thể trẻ hóa, vươn lên trong thời buổi hiện đại với nhịp sống vội vã như vậy hay không?
"SỐNG"
Bứt phá lên đi tuổi trẻ mà
Một mai ta bước tiến tương lai
Sợ gì giông tố muôn phần khó
Dẫm qua thử thách ngẩng hiên ngang
Bứt phá lên đi tuổi trẻ mà
Một mai ta bước tiến tương lai
Sợ gì giông tố muôn phần khó
Dẫm qua thử thách ngẩng hiên ngang
Ps: Đôi khi việc viết một chữ không còn là cản trở cho sự vùng vẫy và bứt phá, nhưng đòi hỏi sự nhạy bén trong việc định hình bố cục và tư duy sáng tạo đường nét để thể hiện cái ý mà người viết muốn truyền đạt. Như vậy, thư pháp tồn tại đến 4 phương diện nhận thức: Nhìn- Hiểu- Cảm- Thấu
(Sẽ trả lời sâu hơn ở bài viết tiếp theo)
____________________________
Xuân Thành Vietnamese Calligrapher
SG 21/6/2018
SG 21/6/2018
Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2018
TINH HOA NGHỆ THUẬT THƯ PHÁP- GIÁ TRỊ CHÂN THIỆN MỸ CỦA NGHỆ THUẬT CHỮ VIẾT NHÂN LOẠI
Tính bảo tồn và giao thoa văn hóa của chữ viết- sự đa dạng và phong phú của nghệ thuật viết chữ vốn dĩ đã trở thành một phần thiết yếu trong đời sống thưởng ngoạn nghệ thuật của con người ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Cơ bản bởi vì nó gìn giữ những giá trị chân thiện mỹ của một nền văn minh nhân loại. Trải dài xuyên suốt từ thời kì sơ khai, thuở con người chưa hình thành chữ viết cho đến ngày nay, đã có rất nhiều quốc gia trên thế giới xuất hiện một loại hình nghệ thuật tôn vinh giá trị của chữ viết mà ta gọi chung đó là THƯ PHÁP. Vậy, giá trị của thư pháp tồn tại bao gồm những phương diện nào, và cái hay, cái độc đáo của loại hình này thể hiện như thế nào?
Trước hết, chúng ta tạm chọn ra 6 nền thư pháp độc lập trên thế giới làm dẫn chứng. Tiên phong là thư pháp Trung Hoa- anh cả của nghệ thuật chữ viết. Nhắc đến thư pháp Trung Hoa, là nhắc đến giá trị của linh hồn tự tôn dân tộc. Chữ viết của họ đã tồn tại từ rất lâu đời, và thư pháp không chỉ dừng ở tính nghệ thuật mà còn dần trở thành phương tiện truyền tải ngôn ngữ chính. Phương pháp viết chữ của người Trung Quốc hình thành từ quy tắc đến quy tắc, tức là họ tôn trọng những luật lệ viết chữ một cách chuẩn mực. Vì vậy, thư pháp Trung Hoa toát lên cái thần lực, cái dũng khí của người cầm bút, thổi vào đó linh hồn của con người, từ đó làm sống dậy nghệ thuật thư pháp.
Tiếp tục, chạy về hướng mặt trời mọc của xứ sở hoa anh đào, nơi tồn tại cái gọi là một nền thư đạo cổ truyền- Thư đạo Nhật Bản. Sở dĩ, thư pháp trở thành một phần thuật đạo trong đời sống của người Nhật bởi vì họ xem việc viết chữ như một phần thúc đẩy lý trí và tâm hồn hướng về mặt thiêng liêng. Công việc của các nhà thư đạo là truyền tải đạo lý nhân sinh, thông qua nghệ thuật chữ để khắc họa nghệ thuật sống. Họ không khuôn khổ, họ tự do. Cái mà thư đạo Nhật Bản hướng tới là sự tự do và nhân sinh quan của con người, từ đó hình thành giá trị tâm hồn của chữ viết cũng như của xã hội.
Ta sẽ dễ dàng nhận thấy ngày nay, ngành công nghiệp giải trí đi đầu không thể thiếu tên của Hàn Quốc- người bạn luôn chạy đua với tinh thần giải trí cao độ. Và vì vậy, Thư nghệ Hàn Quốc cũng không ngoại lệ. Nếu như người anh cả Trung Hoa đi từ Mỹ Học đến Nhân Học, người anh hai Nhật Bản đi từ Mỹ Học đến Thuật Đạo thì đứa em Hàn Quốc xây dựng tinh thần Mỹ Học hướng đến giá trị giải trí và nghệ thuật sống. Đối với thư nghệ Hàn Quốc, họ đưa nó vào một môi trường nhẹ nhàng hơn, mơ hồ và lộng lẫy hơn trong bộ trang phục thời thượng nhưng vẫn giữ đủ giá trị văn hóa cổ truyền. Như vậy, thế hệ nào cũng sẽ dễ dàng tiếp cận được với cái đẹp mà thư nghệ Hàn Quốc đang tồn tại.
Ẩn sau một nền văn hóa đề cao sự quan trọng của tôn giáo là nền thư pháp Ả Rập. Vốn dĩ, con người luôn hiện hữu trong mình một đức tin về một Đấng bảo hộ, và họ thờ tự, tín ngưỡng điều đó, một phần nhỏ được nhắc đến là việc dùng thư pháp theo một cách rất riêng để thể hiện sự tín ngưỡng của mình. Ngày nay, thư pháp Ả Rập còn hướng đến cả về mặt nghệ thuật sáng tạo và toát lên cái đẹp của cả tôn giáo lẫn đời sống nhân loại.
Như vậy, những giá trị cổ truyền đã hội tụ rất nhiều ở các quốc gia phương Đông, thế thì ở Tây phương, chúng ta có gì? Một cách nào đó, nó đã bền bỉ tồn tại từ khi nào thì không ai rõ chính xác thời gian địa điểm nhưng ai cũng biết rằng, thư pháp phương Tây (Calligraphy) trở thành một trào lưu viết chữ vừa phục vụ cho đời sống nghệ thuật, vừa phục vụ cho đời sống hiện thực của con người. Cái đẹp và cái đủ bổ trợ cho nhau tạo nên sự hiện đại của Calligraphy một cách rất tinh tế.
Và cuối cùng, sự chào đời của bé Út thư pháp Việt trở thành một điểm sáng trong đời sống thưởng thức nghệ thuật chữ viết nhân loại. Ấy vậy mà nó bỗng vô tình gây ra một cuộc nội chiến giữa cái cũ và mới, giữa cái lớn và nhỏ, giữa quá khứ và hiện tại đến tương lai. Không quan trọng điều đó, hãy quan tâm đến hiện thực, thư pháp Việt Nam tồn tại song song giữa nghệ thuật thư pháp Hán Nôm và nghệ thuật thư pháp Quốc Ngữ. Phải chăng đó là sự tích góp đáng trân trọng và cần phải phát triển, bởi rằng một nền thư pháp Hán Nôm đủ đầy tinh thần văn hóa cổ sẽ nuôi dưỡng một nền thư pháp trẻ mang hơi hướng hiện đại nhưng thật tinh tế và truyền thống ấy đã góp phần làm đẹp đời sống tích cực của giới trẻ, hướng người trẻ đến CHÂN THIỆN MỸ thông qua nghệ thuật chữ viết dân tộc. Nên hòa hợp chứ đừng hòa tan, nên tiến thẳng chứ đừng lùi bước, nên mở rộng chứ đừng thu hẹp. Đó mới gọi là LƯU GIỮ HỒN CHỮ DÂN TỘC VIỆT NAM.
Quay lại cho câu hỏi: "Vậy, giá trị của thư pháp tồn tại bao gồm những phương diện nào, và cái hay, cái độc đáo của loại hình này thể hiện như thế nào?" Xin thưa: nó tồn tại trên 3 phương diện- Nội dung, Hình thức và quan trọng hơn hết à Nội hàm ý nghĩa. Nội dung thể hiện tính chân thực, hình thức thể hiện tính thẩm mỹ, và nội hàm ý nghĩa thể hiện tinh thần thiện chí của một tác phẩm nghệ thuật thư pháp.
Hãy tìm đến giá trị của chữ Viết giữa mênh mông rộng lớn thế giới nghệ thuật, để tìm về cho mình chút bình yên của cuộc sống và thăng hoa đời sống tinh thần yêu chuộng đạo lý, yêu chuộng cái đẹp. Người ta thường nói: "Nhất chữ nhì tranh tam sành tứ kiểng" là như thế đó!
Xuân Thành thư pháp
Sài Gòn 27-5-2018
Trước hết, chúng ta tạm chọn ra 6 nền thư pháp độc lập trên thế giới làm dẫn chứng. Tiên phong là thư pháp Trung Hoa- anh cả của nghệ thuật chữ viết. Nhắc đến thư pháp Trung Hoa, là nhắc đến giá trị của linh hồn tự tôn dân tộc. Chữ viết của họ đã tồn tại từ rất lâu đời, và thư pháp không chỉ dừng ở tính nghệ thuật mà còn dần trở thành phương tiện truyền tải ngôn ngữ chính. Phương pháp viết chữ của người Trung Quốc hình thành từ quy tắc đến quy tắc, tức là họ tôn trọng những luật lệ viết chữ một cách chuẩn mực. Vì vậy, thư pháp Trung Hoa toát lên cái thần lực, cái dũng khí của người cầm bút, thổi vào đó linh hồn của con người, từ đó làm sống dậy nghệ thuật thư pháp.
Tiếp tục, chạy về hướng mặt trời mọc của xứ sở hoa anh đào, nơi tồn tại cái gọi là một nền thư đạo cổ truyền- Thư đạo Nhật Bản. Sở dĩ, thư pháp trở thành một phần thuật đạo trong đời sống của người Nhật bởi vì họ xem việc viết chữ như một phần thúc đẩy lý trí và tâm hồn hướng về mặt thiêng liêng. Công việc của các nhà thư đạo là truyền tải đạo lý nhân sinh, thông qua nghệ thuật chữ để khắc họa nghệ thuật sống. Họ không khuôn khổ, họ tự do. Cái mà thư đạo Nhật Bản hướng tới là sự tự do và nhân sinh quan của con người, từ đó hình thành giá trị tâm hồn của chữ viết cũng như của xã hội.
Ta sẽ dễ dàng nhận thấy ngày nay, ngành công nghiệp giải trí đi đầu không thể thiếu tên của Hàn Quốc- người bạn luôn chạy đua với tinh thần giải trí cao độ. Và vì vậy, Thư nghệ Hàn Quốc cũng không ngoại lệ. Nếu như người anh cả Trung Hoa đi từ Mỹ Học đến Nhân Học, người anh hai Nhật Bản đi từ Mỹ Học đến Thuật Đạo thì đứa em Hàn Quốc xây dựng tinh thần Mỹ Học hướng đến giá trị giải trí và nghệ thuật sống. Đối với thư nghệ Hàn Quốc, họ đưa nó vào một môi trường nhẹ nhàng hơn, mơ hồ và lộng lẫy hơn trong bộ trang phục thời thượng nhưng vẫn giữ đủ giá trị văn hóa cổ truyền. Như vậy, thế hệ nào cũng sẽ dễ dàng tiếp cận được với cái đẹp mà thư nghệ Hàn Quốc đang tồn tại.
Ẩn sau một nền văn hóa đề cao sự quan trọng của tôn giáo là nền thư pháp Ả Rập. Vốn dĩ, con người luôn hiện hữu trong mình một đức tin về một Đấng bảo hộ, và họ thờ tự, tín ngưỡng điều đó, một phần nhỏ được nhắc đến là việc dùng thư pháp theo một cách rất riêng để thể hiện sự tín ngưỡng của mình. Ngày nay, thư pháp Ả Rập còn hướng đến cả về mặt nghệ thuật sáng tạo và toát lên cái đẹp của cả tôn giáo lẫn đời sống nhân loại.
Như vậy, những giá trị cổ truyền đã hội tụ rất nhiều ở các quốc gia phương Đông, thế thì ở Tây phương, chúng ta có gì? Một cách nào đó, nó đã bền bỉ tồn tại từ khi nào thì không ai rõ chính xác thời gian địa điểm nhưng ai cũng biết rằng, thư pháp phương Tây (Calligraphy) trở thành một trào lưu viết chữ vừa phục vụ cho đời sống nghệ thuật, vừa phục vụ cho đời sống hiện thực của con người. Cái đẹp và cái đủ bổ trợ cho nhau tạo nên sự hiện đại của Calligraphy một cách rất tinh tế.
Và cuối cùng, sự chào đời của bé Út thư pháp Việt trở thành một điểm sáng trong đời sống thưởng thức nghệ thuật chữ viết nhân loại. Ấy vậy mà nó bỗng vô tình gây ra một cuộc nội chiến giữa cái cũ và mới, giữa cái lớn và nhỏ, giữa quá khứ và hiện tại đến tương lai. Không quan trọng điều đó, hãy quan tâm đến hiện thực, thư pháp Việt Nam tồn tại song song giữa nghệ thuật thư pháp Hán Nôm và nghệ thuật thư pháp Quốc Ngữ. Phải chăng đó là sự tích góp đáng trân trọng và cần phải phát triển, bởi rằng một nền thư pháp Hán Nôm đủ đầy tinh thần văn hóa cổ sẽ nuôi dưỡng một nền thư pháp trẻ mang hơi hướng hiện đại nhưng thật tinh tế và truyền thống ấy đã góp phần làm đẹp đời sống tích cực của giới trẻ, hướng người trẻ đến CHÂN THIỆN MỸ thông qua nghệ thuật chữ viết dân tộc. Nên hòa hợp chứ đừng hòa tan, nên tiến thẳng chứ đừng lùi bước, nên mở rộng chứ đừng thu hẹp. Đó mới gọi là LƯU GIỮ HỒN CHỮ DÂN TỘC VIỆT NAM.
Quay lại cho câu hỏi: "Vậy, giá trị của thư pháp tồn tại bao gồm những phương diện nào, và cái hay, cái độc đáo của loại hình này thể hiện như thế nào?" Xin thưa: nó tồn tại trên 3 phương diện- Nội dung, Hình thức và quan trọng hơn hết à Nội hàm ý nghĩa. Nội dung thể hiện tính chân thực, hình thức thể hiện tính thẩm mỹ, và nội hàm ý nghĩa thể hiện tinh thần thiện chí của một tác phẩm nghệ thuật thư pháp.
Hãy tìm đến giá trị của chữ Viết giữa mênh mông rộng lớn thế giới nghệ thuật, để tìm về cho mình chút bình yên của cuộc sống và thăng hoa đời sống tinh thần yêu chuộng đạo lý, yêu chuộng cái đẹp. Người ta thường nói: "Nhất chữ nhì tranh tam sành tứ kiểng" là như thế đó!
Xuân Thành thư pháp
Sài Gòn 27-5-2018
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)