Giá trị của nghệ thuật nằm ở góc nhìn rộng mở! Không có cái gọi là lố bịch hay xàm gỡ khi dòng chảy văn hóa vẫn ngày một được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Con người Việt Nam của hiện tại, biết lấy cái hiện đại mà bồi đắp cái cổ xưa.
Và Nghệ thuật viết chữ cũng nằm trong mạch ngầm của tinh thần dân tộc yêu chuộng chữ nghĩa. Nếu không thích, có thể không xem, chứ đừng phỉ báng, hay mạnh miệng bác bỏ dựa trên cảm tính cá nhân một cách cổ hủ và khắt khe, bởi lẽ: "Nghệ thuật không dành cho những tâm hồn của kẻ khô khan, mục nát và săm soi!"Trở lại câu chuyện ngàn năm muôn thuở khi chữ quốc ngữ là đề tài bàn tán cho việc: có hay không thư pháp chữ latinh quốc ngữ! "NHỮNG THỨ CHỮ VIẾT KIỂU UỐN ÉO, NGOẰN NGHOÈO ABC KIA LÀ LỐ BỊCH!"
Xin thưa: Sự so sánh giữa nghệ thuật thư pháp Trung Hoa và nghệ thuật viết chữ Việt Nam quốc ngữ la tinh là khập khiễng! Không ai lại đi so tuổi đời của lão tiền bối sống cả đời với cậu tiểu đồng đang tuổi thì mới lớn đầy sức xuân!
Cái gọi là thư pháp vốn hiểu là nghệ thuật viết chữ, mà đã là chữ viết, thì có trăm ngàn vạn cách thể hiện, trong đó yếu tố mỹ thuật và giáo dục vẫn được đặt lên hàng đầu.
Vấn đề cần nói có lẽ là chuyện một nhóm người cho là: Tượng hình của Trung Hoa dân quốc mới là cốt tủy để hình thành nên thư và pháp. Còn lại thì không?
???
Cơ bản chữ tượng hình đã mang yếu tố họa trong cách viết, đó vốn là sự ưu ái đặc quyền khiến cho Trung Quốc có thể phát minh ra thư và pháp để ngày nay chúng ta có thư pháp chữ Hán. Còn chữ latinh là tượng thanh, yếu tố họa hình không có, nhưng trải qua nhiều năm tháng, nó trở thành thứ ngôn ngữ hiện đại ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Người Việt dùng tiếng Việt để sống và phát triển đến ngày nay, vậy cớ gì chúng tôi không được phát triển tiếng mẹ đẻ của mình trở thành một môn nghệ thuật mang đầy đủ chân thiện mỹ!
Vấn đề ở chỗ là thời gian chưa đủ để thư pháp quốc ngữ có sự va vấp, trải nghiệm qua nhiều thế hệ, để đưa đến một tầm cao khác ở một giai đoạn khác mà khi đó, những ai còn cổ hủ giữ khư khư quan điểm chối bỏ nghệ thuật viết chữ quốc ngữ sẽ thay đổi cái nhìn tích cực hơn.
Thời gian sẽ dần chứng minh, sàn lọc và đúc kết được giá trị thẩm mỹ và giá trị tinh thần cho bộ môn viết chữ latinh bằng bút lông mực tàu. Vì rằng: cả chữ Hán lẫn chữ Latinh đều đáng được trân trọng, vì đó là cái hồn, cái máu của con người, của văn hóa dân tộc và của những ngưòi có tâm hồn biết thương hiểu!
XT
Cơ bản chữ tượng hình đã mang yếu tố họa trong cách viết, đó vốn là sự ưu ái đặc quyền khiến cho Trung Quốc có thể phát minh ra thư và pháp để ngày nay chúng ta có thư pháp chữ Hán. Còn chữ latinh là tượng thanh, yếu tố họa hình không có, nhưng trải qua nhiều năm tháng, nó trở thành thứ ngôn ngữ hiện đại ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Người Việt dùng tiếng Việt để sống và phát triển đến ngày nay, vậy cớ gì chúng tôi không được phát triển tiếng mẹ đẻ của mình trở thành một môn nghệ thuật mang đầy đủ chân thiện mỹ!
Vấn đề ở chỗ là thời gian chưa đủ để thư pháp quốc ngữ có sự va vấp, trải nghiệm qua nhiều thế hệ, để đưa đến một tầm cao khác ở một giai đoạn khác mà khi đó, những ai còn cổ hủ giữ khư khư quan điểm chối bỏ nghệ thuật viết chữ quốc ngữ sẽ thay đổi cái nhìn tích cực hơn.
Thời gian sẽ dần chứng minh, sàn lọc và đúc kết được giá trị thẩm mỹ và giá trị tinh thần cho bộ môn viết chữ latinh bằng bút lông mực tàu. Vì rằng: cả chữ Hán lẫn chữ Latinh đều đáng được trân trọng, vì đó là cái hồn, cái máu của con người, của văn hóa dân tộc và của những ngưòi có tâm hồn biết thương hiểu!
XT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét