Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Đảo Thư pháp và các yếu tố tạo hình trong chữ Việt


Để hình thành một bức thư pháp, điều đầu tiên phải nghĩ tới là tìm ra các yếu tố tạo hình của con chữ. Dùng nghệ thuật cách điệu các nét chữ theo một bố cục có chủ ý sẽ tạo nên một tác phẩm thư pháp – một bức tranh chữ theo ý muốn.

Ưu điểm nổi bật của chữ Hán – Nôm là chúng sẵn có nhiều yếu tố tạo hình và các yếu tố đó lại được sắp đặt trong một khuôn khổ vuông vức. Vì vậy, chưa cần đến nghệ thuật cách điệu, mỗi chữ Hán – Nôm đã có dáng dấp một bức tranh.
Đối với chữ Việt (theo hệ Latin), người ta khó tìm thấy các yếu tố tạo hình thuận lợi. Mỗi từ trong tiếng Việt thường bao gồm nhiều chữ cái, được sắp xếp theo hàng ngang một cách đơn điệu. Điều đó giải thích tại sao có một số người khẳng định: Không thể có cái gọi là thư pháp chữ Việt. Các tác giả thư pháp chữ Việt muốn tạo nên một bức thư pháp đều phải cố gắng sắp xếp các nét chữ sao cho chúng có thể ở trong một khuôn khổ “vuông vức” như chữ Hán. Nếu tài nghệ không cao, các nét chữ có thể bị biến dạng một cách tùy tiện gây phản cảm cho người xem. Đó cũng là lý do khiến người ta chê bai thư pháp chữ Việt. Người ta cho các tác giả đang làm “bẩn” chữ Việt. Qua những gì đã thấy trong thời gian vừa qua, ta có cảm giác các tác giả rất lúng túng trong việc xử lý các yếu tố tạo hình (vốn rất ít ỏi) của chữ Việt để tạo nên các tác phẩm thư pháp có tính thuyết phục cao. Nói cách khác họ đã thất bại. Nguyên nhân thất bại có thể là họ chưa nắm được nghệ thuật tạo hình, cũng có thể do họ chưa tìm hiểu kỹ đặc điểm của chữ Việt, chưa phát hiện và khai thác tốt các yếu tố tạo hình của các chữ.
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin giới thiệu sơ lược một phát hiện khá lý thú về chữ Việt. Đó là Đảo thư pháp.
Để dễ hình dung, tôi xin lấy  hai từ làm ví dụ: Chữ Việt
chu viet Đảo Thư pháp và các yếu tố tạo hình trong chữ Việt
Bây giờ chúng ta hãy lật trái và xoay dọc hai từ đó.
chu viet2 Đảo Thư pháp và các yếu tố tạo hình trong chữ Việt
Nhìn kỹ hai từ này ta thấy gì?
Ta sẽ thấy khá rõ các yếu tố tạo hình. Trước hết chúng ta thấy mất đi cảm giác chữ bị dàn trải theo hàng ngang. Ngược lại, ta có cảm giác các nét chữ hình như bị co lại khá gọn gàng. Mặt khác các dấu giọng của chữ trở thành các yếu tố điểm xuyết tạo cho bố cục của chữ hài hòa hơn.
Những phát hiện trên giúp người ta dễ dàng tạo hình cho chữ, nhất là khi họ nắm vững nghệ thuật bố cục, và nghệ thuật tạo hình. Người viết chỉ cần cách điệu các nét chữ một chút là có thể tạo nên một bức tranh chữ không tồi.
Một điều rất quan trọng nữa là việc tạo hình (cách điệu) các chữ rất thoải mái rất ít bị lệ thuộc vào những quy định khắt khe vì luật chữ cũng như lối viết như chữ Hán. Đặc điểm này giúp các tác giả rất thoải mái khi tạo hình con chữ.
Dưới đây tôi xin giới thiệu một loạt cách tạo hình hai từ “Chữ” “Việt”.
chu viet3 450x316 Đảo Thư pháp và các yếu tố tạo hình trong chữ Việt
chu viet4 450x350 Đảo Thư pháp và các yếu tố tạo hình trong chữ Việt
Nhìn vào các chữ trên ta thấy rõ các đặc điểm sau:
  • Cùng một chữ nhưng các nét có thể sắp xếp hoàn toàn khác nhau, tạo ra các hiệu quả khác nhau. Rõ ràng ta đã khai thác được các kiểu chữ khác nhau khi viết xuôi để diễn tả một cách rất đa dạng khi viết ngược. Đó là ưu điểm rất căn bản giúp người viết nhiều thuận lợi khi sáng tác. Nó không bị hạn chế bởi luật chữ, luật viết như đối với chữ Hán Nôm.
  • Sự cách điệu các nét chữ không hề gây  phản cảm cho người xem, nếu như tác giả sử dụng tốt nghệ thuật bố cục trong nguyên lý tạo hình. Tại sao? Bởi vì cái cảm giác đầu tiên gây ra cho người xem không phải là họ muốn biết đó là chữ gì mà là vẻ đẹp của bố cục. Sau đó họ mới tự hỏi đó là chữ gì. Nếu đó là chữ viết xuôi thì có thể gây ra cho người xem cảm giác khó chịu, nếu tác giả biến dạng quá đáng, tùy tiện con chữ. Nhưng đây là chữ viết ngược nên gây ra cho người xem một cảm giác tò mò giống như đứng trước một câu đố cần tìm lời giải. Khi đã biết cách đọc, người ta sẽ có cảm giác thú vị.
Tôi đã nhiều lần thể nghiệm điều này trước các đối tượng khác nhau. Hầu hết đều nhận thấy hiệu ứng tích cực của lối viết này. Hội Mỹ thuật Việt nam đã cho đăng bài viết của tôi :” Có một kiểu thư hoạ Việt nam” trong tạp chí nghiên cứu Mỹ thuật của Hội, số 96(61) (1-2004). Trong bài viết này tôi trình bày những luận điểm cơ bản về Đảo Thư pháp. Trong dịp họp mặt Việt kiều tại khách sạn Hinton, Hà nội, Đảo thư pháp Việt nam đã được  mọi người hưởng ứng nhiệt thành. Đài truyền hình Hà nội cũng đã phát sóng sự kiện này. Mới đây VTV3 cũng đã giới thiệu cách viết của tôi trong chuyên mục “ Những chuyện lạ Việt nam “.
Cũng như thư pháp Tiền vệ, lối viết này, thực tế, là sự phá cách trong nghệ thuật thư pháp. Nó thoát khỏi sự gò bó của những luật lệ quá chặt chẽ của thư pháp truyền thống. Nó mở ra một lối thoát đầy triển vọng của Thư pháp chữ Việt. Có một số người cho rằng Thư pháp chữ Việt hiện đang  ở trong giai đoạn phát triển manh mún, chưa có một cơ sở lý luận hoàn chỉnh đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của nó và muốn rằng nó phải có một bộ luật chặt chẽ như đối vớì thư pháp truyền thống. Đối với Đảo thư pháp Việt nam, tinh hình khác hẳn.
Như đã nói ở trên, giống như Thư pháp Tiền vệ, Đảo thư pháp Việt nam đã bứt ra khỏi sự rang buộc quá chặt chẽ của luật viết ( như đã có ở thư pháp truyền thống).  Mặt khác, cần phải thấy rằng trong bất kỳ bức thư pháp nào cũng không thể thiếu các yếu tố tạo hình. Điều đó có nghĩa yếu tố tạo hình quyết định sự sống còn của Thư pháp. Sự phát hiện các yếu tố tạo hình  trong Đảo thư pháp đảm bảo vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của nó.
Một điều hết sức quan trọng nữa là cần phải có những tiêu chí để đánh giá sự thành công của các tác phẩm Đảo thư pháp. Đó là những cái đích mà các nhà thư pháp phải đạt tới, là những căn cứ gíúp các nhà phê bình thư pháp tránh đươc sai lầm khi phê phán  như trong thời  gian qua.
Những tiêu chí đó là gì ?
Giống như Thư pháp Tiền vệ, Đảo thư pháp Việt nam, sau khi thoát khỏi sự ràng buộc nghiệt ngã của luật viết, tiêu chí để đánh giá các tác phẩm của nó nằm ở nghệ thuật tạo hình, bởi một lẽ giản đơn là các tác phẩm của nó thực chất là các tác phẩm tạo hình. Nghệ thuật tạo hình, như ta biết, được xây dựng trên hệ thống lý luận và thực tiễn khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên, khác với tác phẩm hội hoạ, một tác phẩm thư pháp còn phải tuân theo một yêu cầu nữa là phải thể hiện chữ viết và chữ viết đó phải đọc được. Lúc đầu, để đọc Đảo thư pháp một cách dễ dàng, ta có thể đọc qua gương soi. Khi đã quen, ta có thể đọc trực tiếp một cách dễ dàng.
Nhân tiện, tôi xin nói thêm một điều : Mặc dù đều có xu hướng phá cách, nhưng không giống Tư pháp Tiền vệ, Đáo thư pháp chỉ dùng các yếu tố tạo hình của bản thân chữ viết, còn trong Thư pháp Tiền vệ, ngoài các nét chữ vốn có, người ta còn sử dụng thêm các yếu tố ngoại lai để tạo hình. Vì lý do đó, nhiều người cho rằng Thư pháp Tiền vệ không phải là thư pháp hoặc gọi nó là “ phản thư pháp “.
Qua những điều đã trình bày ở trên, có thể rút ra ba kết luận:
  • Một là Đảo thư pháp Việt nam hoàn toàn bình đẳng với bất kỳ loại Thư pháp nào trên thế giới.
  • Hai là, do việc phát hiện các yếu tố tạo hình phong phú không kém Thư pháp chữ Hán, Đảo thư pháp Việt nam có cơ sở vững chắc để tồn tại và phát triển.
  • Ba là Đảo thư pháp Việt nam  dựa trên nền tảng khoa học về thẩm mỹ trong tạo hình. Cái đẹp của Đảo thư pháp là kết quả của mỹ cảm, mà mỹ cảm lại có căn nguyên từ yếu tố đẹp nằm trong bản thân đối tượng ( chữ viết ngược ). Cái đẹp của Đảo thư pháp còn được thể hiện trên phương diện thủ pháp nghệ thuật, nhằm phát huy tối đa hiệu quả tạo dáng trên nền tảng nguyên lý tạo hình. Rõ ràng, sự phá cách trong Đảo thư pháp không hề tuỳ tiện, nó tuân thủ những qui luật, những nguyên lý trong nghệ thuật tạo hình và do đó nó có các tiêu chí rõ ràng để đánh giá và vươn tới.
Tôi xin được nhấn mạnh một điều: Có thể có những tác phẩm cụ thể của những tác giả cụ thể làm bẩn chữ Việt, không  bao giờ  nên “vơ đũa cả nắm”, coi Thư pháp chữ Việt làm bẩn chữ Việt.
Cuối cùng tôi chân thành mong muốn kết giao với những ai yêu thích Đảo thư pháp chữ Việt trong một Câu lạc bộ để giúp nhau phát triển loại hình thư pháp này. Quý vị và các bạn neus có hứng thú với loại hình này có thể liên hệ theo thông tin bên dưới.
Đầu bài viết đã giới thiệu một bức, dưới đây xin giới thiệu thêm 1 bức Đảo thư pháp để quí vị tham khảo (có thể đọc trực tiếp hoặc đọc qua gương).
chu viet6 Đảo Thư pháp và các yếu tố tạo hình trong chữ Việt
Tác giả bài viết: Phạm Đức Nhuận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét