Ở Sài Thành, những "ông Đồ" ngồi ở các phố cho chữ rất trẻ, có khi chỉ là cậu thiếu niên. Nhưng nét bút thì cũng khi mềm mại, khi rắn rỏi không thua kém các cụ đồ già.
|
“Đồ nhí” Xuân Thành chăm chút những nét chữ để gửi tặng khách du xuân. |
Nếu như Hà Thành có những ông Đồ ngồi cho chữ vào những ngày Tết thì Sài Thành cũng có những con phố cho chữ. Tuy nhiên, ở đây không phải là ông Đồ mà là những “anh Đồ”, "em Đồ" với độ tuổi chỉ chạc đôi mươi. Dù vậy nhưng những nét chữ của các thầy Đồ này cũng chẳng thua kém gì các ông đồ già.
Đang học lớp 9 (trường THCS Gò Vấp, quận Gò Vấp), Võ Tuấn Xuân Thành cũng “Bày mực tàu giấy đỏ / trên phố đông người qua”. Đam mê viết chữ, đặc biệt là thư pháp, Thành đã tự học viết những nét chữ đầu tiên từ khi còn học lớp 2. Sau 7 năm tôi luyện, năm nay “đồ nhí” Xuân Thành cũng đã cho chữ người du xuân.
Ngoài Thành, trên phố ông đồ Phạm Ngọc Thạch, quận 1, cũng có rất nhiều “anh đồ” là học sinh, sinh viên. Khoa, sinh viên Đại học Mỹ Thuật, thay vì về quê ăn Tết thì lại ra phố cho chữ. Ngoài mục đích mang lại niềm vui cho mọi người khi Tết đến thì đây cũng là dịp để Khoa kiếm thêm thu nhập cho học tập.
|
“Anh Đồ” Khoa cũng dành những nét chữ của mình tặng cho các em nhỏ. |
|
Mỗi nét chữ là mỗi câu chúc của các “anh Đồ” đến du khách. |
|
Những ly trà, câu chuyện của con chữ được nhiều “anh Đồ” giữ lại trong dịp tết đến xuân về. |
|
Tranh thủ khi đi công việc, chị Vân cũng ghé qua xin con chữ dịp xuân. |
|
Các bạn trẻ cũng tranh thủ chụp những tấm ảnh với giấy đỏ, mực tàu để lưu lại kỷ niệm ngày xuân. |
|
Phố Ông Đồ Phạm Ngọc Thạch sẽ mở cửa chào đón du khách từ 20 đến 30 tháng chạp. |
Lê Thạch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét