Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

TPHCM có 150 ông đồ sẽ xuống phố tết Giáp Ngọ

Từ xuân 2007 Phố ông đồ tại NVH Thanh Niên TPHCM chính thức xuất hiện ngay mặt tiền đường Phạm Ngọc Thạch với tên gọi “Ông đồ xuống phố”. Xuân 2008, Phố ông đồ thứ 2 xuất hiện tại Cung văn hóa Lao Động TPHCM. Đây là 2 Phố ông đồ thu hút nhiều nhà thư pháp tham gia nhất, đến nay riêng 2 phố này có khoảng 100 ông đồ.
 
Các ông đồ còn lại tham gia vào các hội hoa xuân như: đường hoa Nguyễn Huệ, hội hoa xuân Tao Đàn, CLB Văn hóa - TDTT Nguyễn Du (quận 1), Trung tâm Thể dục Thể thao quận 10 (đường Thành Thái)... và một số hội hoa xuân thuộc các quận huyện của TPHCM.
 
Nghệ sĩ thư pháp Hoa Nghiêm - Chủ nhiệm CLB Thư pháp Nét Việt, NVH Thanh Niên TPHCM cho biết: “Năm nay, số lượng ông đồ xuống phố là khoảng 150 người. Hầu như mỗi năm đều tăng khoảng 10 ông đồ, và ngày càng nhiều Phố ông đồ được tổ chức tại trung tâm văn hóa các quận, huyện… cho thấy sự lan tỏa của
thư pháp quốc ngữ đến với công chúng ngày càng gần gũi, sâu rộng hơn”
 

TPHCM có 150 ông đồ sẽ xuống phố tết Giáp Ngọ
Đầu năm 2007 - Phố ông đồ đầu tiên được tổ chức chính quy tại mặt đường Phạm Ngọc Thạch phía trước Nhà văn hóa Thanh Niên TPHCM do nghệ sĩ thư pháp Lưu Thanh Hải sáng lập và cùng tổ chức với CLB Nét Việt.
 
Phố ông đồ ngày càng hoành tráng, rực rỡ hơn (ảnh Phố ông đồ xuân Quý Tỵ 2013)
Phố ông đồ ngày càng hoành tráng, rực rỡ hơn (ảnh Phố ông đồ xuân Quý Tỵ 2013)
Đặc biệt, triển lãm “Xuân hạnh ngộ” tại Nhà văn hóa Thanh Niên (từ ngày 2-7/1/2014) là cột mốc đánh dấu 15 năm phát triển phong trào thư pháp tại TPHCM. Triển lãm là dịp để các nhà thư pháp gặp gỡ, mang những tác phẩm tâm đắc giao lưu, cùng nhìn lại một chặng đường phát triển phong trào thư pháp TPHCM trong thời gian qua.
140 tác phẩm triển lãm với phong cách rất riêng của từng tác giả, chất liệu và gam màu thể hiện phong phú, đầy chất thi vị của thơ ca, bút pháp và đường nét ấn tượng, mang đến cho khán giả những cái nhìn và sự cảm nhận về thư pháp một cách sâu sắc, hướng về những giá trị thiết thực đầy tính nhân văn, và góp phần gìn giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc.  

Phố ông đồ ngày càng hoành tráng, rực rỡ hơn (ảnh Phố ông đồ xuân Quý Tỵ 2013)
Chân dung Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp (thư họa Quốc Trọng)
  
Phố ông đồ ngày càng hoành tráng, rực rỡ hơn (ảnh Phố ông đồ xuân Quý Tỵ 2013)
“Thượng phương bảo kiếm” với hình ảnh chữ tâm tạo thành thanh gươm, hàm ý cái tâm chính trực, cổ vũ cho chính nghĩa, diệt gian trừ bạo (tác giả Hoa Nghiêm)
 
Một chữ Tết độc đáo (thư họa Nguyễn Thiên Chương)
Một chữ "Tết" độc đáo (thư họa Nguyễn Thiên Chương)
 
Cành đào thắm đỏ lộc xuân (tác phẩm Lộc - Minh Hoàng)
Cành đào thắm đỏ lộc xuân (tác phẩm "Lộc" - Minh Hoàng)
 
 Bạch liên khai tâm (tác giả Đức Cường)
"Bạch liên khai tâm" (tác giả Đức Cường)
 

Một chữ tâm khác với tạo hình lá bồ đề (tác giả Nguyễn Quý)
Một chữ tâm khác với tạo hình lá bồ đề (tác giả Nguyễn Quý)

NGUỒN: DÂN TRÍ- HỒNG NHUNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét