Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

DỤNG CỤ THƯ PHÁP


Ngoài giấy viết, bút lông là công cụ viết chữ quan trọng nhất. Theo khảo chứng vào thời kỳ An Thương, hơn 3.000 năm trước, trong chữ giáp cốt đã xuất hiện chữ bút sớm nhất, hình dáng sinh động của nó đã tái hiện cảnh tay phải người cổ đại cầm bút viết chữ.
Ngoài giấy viết, bút lông là công cụ viết chữ quan trọng nhất
Sự ra đời của bút lông đã định hình nền tảng vật chất chữ Hán, từ viết chữ biến đơn thuần đã hình thành một nghệ thuật viết chữ. Người xưa cho rằng, chỉ có bút lông mềm mới sáng tạo được kỳ tích.
Đối tượng thẩm mỹ trung tâm nhất của thư pháp chính là đường nét. Bút lông mềm mại đã tạo ra đường nét thư pháp biến đổi không ngừng. Một số từ vựng riêng liên quan đến thẩm mỹ thư pháp của người đời sau ra đời là do cách viết chữ khác nhau của bút lông, chẳng hạn như vuông và tròn, hư và thực, khô và ướt, nhanh và chậm, khéo léo và vụng về. Những từ vựng thẩm mỹ riêng này được hoàn thiện và ngày càng phong phú, tiến tới xây dựng hàm nghĩa thẩm mỹ độc đáo cho thư pháp cổ đại.
Bút lông ra đời sớm nhất được làm từ lông chim, sau đó dần thay thế bằng lông thú, trong đó phổ biến nhất là lông thỏ. Lông thỏ được lấy trên lưng con thỏ vào mùa đông. Lông thỏ cứng và tính đàn hồi rất tốt để làm bút lông. Theo tài liệu sử, bút lông Vương Hy Chi thường dùng được làm từ râu của con chuột.
Bút lông ra đời sớm nhất được làm từ lông chim
sau đó, bút lông được làm từ lông thú, trong đó phỏ biến nhất là dùng lông thỏ
Năm 1954, người ta đã phát hiện cây bút lông sớm nhất còn tồn tại hiện nay trong ngôi mộ thời Chiến Quốc ở Trường Sa - tỉnh Hồ Nam. Cán bút có đường kính 4 mm, trình độ chế tác mảnh nhỏ không thua kém gì ruột bút bi ngày nay. Bút lông tương đối dài và mảnh.
Vào năm 1975, trong một ngôi mộ đời Hán ở Kinh Châu thuộc tỉnh Hà Bắc đã khai quật ra một cây bút lông khác. Niên đại ra đời của nó muộn hơn so với cây bút lông được tìm thấy ở ngôi mộ thời Chiến Quốc tỉnh Hồ Nam.
Sự biến hóa cây bút thích hợp cho nhiều cách viết chữ.
Năm 1985, ở Liên Vân Cảng - tỉnh Giang Tô, người ta đã phát hiện một cây bút có hình dáng tương tự, ước tính niên đại ra đời của nó là vào thời Tây Hán. Ba cây bút lông được tìm thấy ở 3 nơi khác nhau với ba niên đại khác nhau, nhưng hình dáng bút lông rất giống nhau. Các chuyên gia suy đoán, tạo hình của cây bút được thiết kế để thuận tiện viết kiểu chữ nhỏ trên thẻ gỗ.
Sau đời Hán, cán bút lông to dần. Hình dáng của nó không có nhiều khác biệt với cây bút lông đời sau. Sự biến hóa cây bút thích hợp cho nhiều cách viết chữ.
Đầu thế kỷ trước, công cụ viết chữ kiểu dáng mới đã du nhập vào Trung Quốc – bút sắt chấm mực. Nguồn gốc của tên gọi này có liên quan đến ống hút của cây bút sắt, khi viết không cần chấm mực liên tục.
Mực có thể lưu lại vết tích màu đen nhìn thấy rõ. Đến đời Hán đã xuất hiện mực nhân tạo được làm từ than bùn và keo dính. Vào thời kỳ này, kỹ thuật chế tạo mực vẫn chưa phát triển, mực được làm thành từng khối hình tròn nhỏ và mài với nghiên mực. Mài mực theo vòng tròn cho đến khi nước mực dần đặc lại. Trong quá trình chuẩn bị tĩnh tâm như thế, viết chữ đã mang ý nghĩa văn hóa tu dưỡng phẩm hạnh.
Thỏi mực, nghiên mài mực và bút lông là những công cụ không thể thiếu trong nghệ thuật thư pháp
Mực sản xuất ở Huy Châu, tỉnh An Huy là loại mực tốt nhất. Sự biến đổi của màu mực phải biểu đạt thông qua tờ giấy. Sau đời Tống, kỹ thuật chế tạo giấy phát triển mạnh, các loại giấy với kích thước, đặc tính và tính năng khác nhau đã xuất hiện. Đặc biệt, tác phẩm thư pháp đời Thanh đều được viết trên giấy Tuyên Thành nổi tiếng.
Giấy Tuyên Thành được sản xuất ở Tuyên Châu - tỉnh An Huy. Giấy Tuyên Thành trắng mịn, chất giấy dai bền, khó rách, không bị mọt đục, hút nước đều và để được lâu.
Bề mặt giấy Tuyên Thành
Giấy Tuyên Thành trắng mịn, chất giấy dai bền, khó rách, không bị mọt đục, hút nước đều và để được lâu
Một tác phẩm thư pháp đẹp phải có sự nghiên cứu tỉ mỉ cách dùng bút, kết cấu bố cục chữ và mực viết. Tất cả kỹ nghệ thống nhất tình cảm, khí chất và nghệ thuật tu dưỡng của thư pháp gia. Yêu cầu nghệ thuật thư pháp càng được nâng cao, làm xuất hiện quan niệm thẩm mỹ độc đáo của công cụ viết chữ : bút, mực, giấy, nghiên. Chúng được gọi là văn phòng tứ bảo.
Văn phòng tứ bảo dần thoát ly khỏi nghệ thuật thư pháp, trở thành một loại nghệ thuật riêng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét