Ý nghĩa của câu "NGŨ PHÚC LÂM MÔN" trong tranh thủy mặc
|
Tranh Ngũ Phúc Lâm Môn tác giả Dương Minh Hoàng
Ngũ phúc là:
Phúc thứ nhất là “trường thọ
phúc thứ hai là “phú quý
phúc thứ ba là “khang ninh
phúc thứ tư là “hiếu đức
phúc thứ năm là “thiện chung
Trường thọ là không bị chết non, phúc thọ là lâu dài.
Được ví trong tranh là biểu tượng của đứa trẻ nhỏ đứng bên cây tùng. Thể hiện cho sự thọ hưởng từ bé đến lớn không thay đổi.
Phú quý là tiền của rất nhiều, địa vị tôn quý.
Hoa mai được ví như một loài hoa thanh cao không dành riêng cho bất cứ địa vị nào. Nhưng cái chất khoe sắc, um tùm, lộc biếc chồi xanh luôn trở mình vào đầu năm chính là điềm may mắn và cân bằng hơn khi một bé gái cầm nhánh mai này. Thế hiện cho phú quý cân bằng cùng càn khôn.
Khang ninh là thân thể khoẻ mạnh, tâm hồn yên ổn.
Có một cậu bé đứng tựa bên bụi tre thể hiện cho sự trẻ trung và bền vững.
Hiếu đức là tính lương thiện, nhân hậu, bình tĩnh.
Đóa hoa mẫu đơn thể hiện cho một sự rực rỡ khoe sắc được chú bé hái về dâng tặng các đấng sinh thành, như đã thể hiện rõ tính chất hiếu thuận, thiện lương của đức tính và tình cảm này
Thiện chung là có thể tiên liệu thời kỳ chết của mình.
Khi lâm chung không gặp tai họa, thân thể không đau đớn vì bệnh tật, trong lòng không vương vấn và phiền não, ôn hoà tự tại rời khỏi nhân gian. Đào tiên được xem là biểu tượng của sự trường thọ và tránh tai ách. Qua hình ảnh đứa bé ôm trái đào ta sẽ cảm nhận được sự trung thực, thánh thiện qua cuộc sống thường nhật. 5 Hình ảnh trẻ thơ và 5 hình ảnh rất quen thuộc của văn hóa phương đông như cây Tùng trường thọ, hoa mai phú quý, Trúc trường tồn khỏe mạnh, hoa mẫu đơn sung túc hiếu thuận, trái đào tiên mang sức khỏe an lành. Đã gói gọn những cảm xúc và tình cảm mà tác già đang muốn thể hiện chia sẻ.
Tựu chung lại, Một là cầu sống lâu trăm tuổi, hai là cầu mong vinh hoa phú quý, ba là cầu tốt lành bình an, bốn là cầu làm thiện (góp) giữ đức, năm là mong đến già chết nhẹ nhàn thanh thản.
Được cả ngũ phúc có thể coi là cuộc đời hạnh phúc mỹ mãn, một khi thiếu điều nào có thể gọi là không hay.
Ví dụ nói có người tuy trường thọ mà ít phúc, có người thọ 100 tuổi mà sống nghèo, có người phú quý lại đoản mệnh, có người phú quý nhưng vô cùng lao tâm khổ tứ, có người thoả mãn với cuộc sống thanh bần nhàn du, có người nghèo hèn mà thiện chung, có người phú quý trường thọ nhưng cuối đời gặp tai họa chết bất đắc kỳ tử. Cảnh ngộ cuộc đời phức tạp nhiều không kể hết.
Ðó là mới nói đến sự biến hóa của ngũ phúc.
Khi có đủ ngũ phúc mới được gọi là thập toàn thập mỹ, còn các trường hợp còn lại đều là tốt đẹp không trọn vẹn. Còn gọi là ngũ phúc khiếm khuyết.
Theo quan điểm của Phật giáo, trong ngũ phúc, phúc thứ tư – Hiếu đức - là quan trọng nhất, là nguyên nhân.
Còn Trường thọ, Phú quý, Khang ninh và Thiện chung là kết quả.
Đời nay có được sự trường thọ, phú quý, khanh ninh là kết quả của đời quá khứ đã rộng chứa những âm đức, còn thiện chung chủ yếu là do kết quả của đời nay đã vung trồng những đức tốt.
Vì có cái đức lương thiện, nhân hậu, hiền hoà được coi là “phúc tướng” tốt nhất.
Ðức là nguyên nhân và cái gốc của phúc. Phúc là biểu hiện kết quả của đức.
Con người với “phúc - hiếu đức” đôn hậu thuần khiết, lúc nào cũng bố thí, hay làm việc thiện, tích nhiều âm đức, mới có thể bồi dưỡng 4 phúc khác, làm cho nó không ngừng phát triển.
Nguồn: THƯ PHÁP MINH HOÀNG
|
Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012
Ý nghĩa của câu "NGŨ PHÚC LÂM MÔN" trong tranh thủy mặc
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét